Luận Văn Phương thức và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của kiểm toán nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) ra đời và phát triển đã 10 năm,
    xét trên cả hai mặt cơ chế tổ chức và chất lượng hoạt động, đã có những bước
    phát triển rất lớn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố cản trở quá trình phát triển
    của cơ quan KTNN. Trước hết đó là nhận thức chưa đầy đủ và đúng đắn về
    vai trò của KTNN trong chế nhà nước pháp quyền CNXH, với tính chất là cơ
    quan kiểm tra tài chính công cao nhất của nhà nước. Bản thân KTNN do địa vị
    pháp lý và quyền hạn, tính độc lập chưa đúng tầm và còn nhiều yếu tố khác
    cản trở nảy sinh ngay trong hoạt động của KTNN như chất lượng kiểm toán,
    các tiêu cực phát sinh trong quá trình kiểm toán . Những tác động của các
    nhân tố này làm ảnh hưởng đến hiệu lực hoạt động của KTNN, làm cho hiệu
    lực các kiến nghị của KTNN đối với các cuộc kiểm toán không được tôn trọng
    thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời. Theo chúng tôi đây là vấn đề cơ bản và là
    điểm mấu chốt cần phải giải quyết hiện nay để nâng cao uy tín và hiệu quả
    hoạt động của KTNN. Vấn đề này nếu được giải quyết tốt sẽ làm cơ sở để đổi
    mới, phát triển cơ quan KTNN cả về tổ chức và chất lượng hoạt động trong
    những năm tới.
    Để xây dựng cơ sở khoa học và các giải pháp cho việc nâng cao hiệu lực
    các kiến nghị của KTNN đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc sử
    dụng tài chính công, đề tài khoa học cấp Bộ "Phương thức và giải pháp tăng
    cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước" đã được
    Tổng KTNN ra quyết định nghiên cứu trong kế hoạch khoa học công nghệ
    năm 2003. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giải
    quyết cơ sở lý luận và thực tiễn đối với việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
    lực các kiến nghị của KTNN và điều này sẽ có những tác động tiếp theo để
    giúp cho KTNN cải biến tích cực đối với toàn bộ quá trình hoạt động của mình.
    1. Mục đích của đề tài
    - Xây dựng các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn để tăng cường hiệu
    lực các kiến nghị của KTNN.
    - Xây dựng các phương pháp, cách thức tác động thích hợp nhất để bảo
    đảm những kiến nghị của cơ quan KTNN đối với các đối tượng có liên quan
    được thực hiện một cách đầy đủ nhất với hiệu lực và tính khả thi cao nhất.
    Mục đích lớn nhất mà đề tài đặt ra nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính
    công được sử dụng tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất. Ngăn chặn có hiệu quả
    tình trạng tham ô, lãng phí và sử dụng kém hiệu quả các nguồn vốn của nhà
    nước hiện nay.
    - Giải quyết các mối quan hệ giữa kiến nghị của cơ quan KTNN với quá
    trình Kiểm toán nói riêng và mối quan hệ với các đối tượng kiểm toán với
    Chính phủ, Quốc hội.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    - Phương thức và giải pháp tăng cường tính hiệu lực các kiến nghị của
    KTNN trong các cuộc Kiểm toán.
    - Kết quả kiểm toán và các kiến nghị của KTNN sau hơn 10 năm hoạt động.
    - Các mối quan hệ liên quan đến kiến nghị của KTNN.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    - Các hoạt động và các kiến nghị của KTNN trong lĩnh vực tài chính công.
    - Phương thức và giải pháp thực hiện và duy trì quyền lực của KTNN
    trong các kiến nghị của tổ chức các cơ quan KTNN tối cao INTOSAI,
    ASOSAI và KTNN một số quốc gia khác trên thế giới.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát hoạt động KTNN sau hơn 10
    năm hoạt động. Phương pháp phân tích tổng quát và khảo sát chi tiết thực tiễn
    về tổ chức và cơ chế hoạt động KTNN.
    - Kết hợp phương pháp điều tra, phân tích với phương pháp tư duy lý luận
    theo quan điểm biện chứng để giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài.
    5. Nội dung của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương:
    Chương I. Hiệu lực và vai trò các kiến nghị của KTNN đối với việc năng
    cao tính kinh tế và tính hiệu quả các hoạt động Tài chính công;
    Chương II. Thực trạng hiệu lực kiến nghị của KTNN sau 10 năm
    hoạt động;
    Chương III. Phương thức và giải pháp nâng cao hiệu lực kiến nghị của KTNN.


    Mục lục

    Mở đầu 005
    1 Chương 1. Hiệu lực và vai trò các kiến nghị của KTNN đối
    với việc nâng cao tính tính kinh tế và tính hiệu quả các
    hoạt động tài chính công


    007
    1.1 Hiệu lực kiến nghị và các biện pháp nâng cao hiệu lực kiến
    nghị của KTNN


    007
    1.1.1 Kiến nghị và các loại kiến nghị của KTNN 007
    1.1.2 Khái niệm về hiệu lực của các kiến nghị kiểm toán 011
    1.1.3 Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu lực kiến nghị
    của KTNN

    013
    1.2 Vai trò và tác động của các kiến nghị của KTNN đối với
    các hoạt động tài chính công

    018
    1.2.1 KTNN, công cụ kiểm soát các hoạt động tài chính công của
    Nhà nước Việt Nam


    018
    1.2.2 Những tác động của các kết luận và kiến nghị của KTNN 024
    1.3 Kinh nghiệm của KTNN một số nước trên thế giới về việc
    tăng cường hiệu kiến nghị

    025
    1.3.1 Kinh nghiệm của INTOSAI về tăng cường hiệu lực kiến nghị
    của cơ quan Kiểm toán tối cao

    026
    1.3.2 Kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước Cộng hoà Thái Lan 028
    1.3.3 Kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc 031
    1.3.4 Kinh nghiệm rút ra từ các giải pháp tăng cường hiệu lực kiến
    nghị của các tổ chức kiểm toán Quốc tế và các cơ quan Kiểm
    toán tối cao trên Thế giới



    036
    2 Chương 2. Thực trạng hiệu lực kiến nghị của KTNN sau
    10 năm hoạt động


    039
    2.1 Tổng quan về hoạt động và thực trạng kết quả hoạt động
    của KTNN

    039
    2.1.1 Khái quát về sự ra đời và phát triển của KTNN 039
    2.1.2 Kết quả kiểm toán đạt được trong những năm gần đây của
    KTNN

    040
    2.2 Tổng hợp và phân loại các kiến nghị của KTNN sau 10
    năm hoạt động

    044
    2.2.1 Các kiến nghị trong lĩnh vực kiểm toán DNNN 044
    2.2.2 Các kiến nghị trong lĩnh vực kiểm toán Ngân sách nhà nước 045
    2.2.3 Các kiến nghị trong lĩnh vực kiểm toán đầu tư và Chương
    trình, mục tiêu Quốc gia

    046
    2.2.4 Các kiến nghị trong lĩnh vực kiểm toán an ninh, quốc phòng 046
    2.2.5 Các kiến nghị với các cơ quan chức năng
    2.3 Thực trạng về kiến nghị và hiệu lực kiến nghị của KTNN 049
    2.3.1 Thực trạng về đánh giá và đưa ra kiến nghị của KTNN 049
    2.3.2 Những hạn chế và bất cập 061
    2.3.3 Về phạm vi các kiến nghị của KTNN sau 10 năm hoạt động 064
    2.3.4 Thực trạng chất lượng các kiến nghị của KTNN 066
    2.3.5 Thực trạng về hiệu lực các kiến nghị kiểm toán của KTNN 070
    2.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu lực kiến nghị của KTNN 073
    2.4.1 Nguyên nhân khách quan 074
    2.4.2 Những nguyên nhân chủ quan 077
    3 Chương 3. Phương thức và giải pháp nâng cao hiệu lực
    kiến nghị của KTNN


    080
    3.1 Phương thức nâng cao hiệu lực kiến nghị của KTNN 080
    3.1.1 Tăng cương vai trò của KTNN và xác lập địa vị pháp lý của
    KTNN trong Hiến pháp; đồng thời ban hành Luật KTNN;
    phát triển .



    081
    3.1.2 Nâng cao địa vị pháp lý của KTNN đảm bảo cho cơ quan này
    thực hiện đầy đủ quyền năng và tính độc lập

    082
    3.1.3 Nâng cao hiệu lực kiến nghị của KTNN trên cơ sở hoàn thiện
    mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và hệ thống Chuẩn mực,
    Quy trình và các phương pháp kiểm toán


    083
    3.1.4 Nâng cao hiệu lực kiến nghị của KTNN trên cơ sở tăng cường
    và kiện toàn đội ngũ cán bộ, lãnh đạo và KTVNN

    084
    3.1.5 Nâng cao hiệu lực kiến nghị của KTNN trên cơ sở mở rộng
    các loại hình kiểm toán

    085
    3.2 Nguyên tắc xây dựng giải pháp tăng cường hiệu lực kiến
    nghị của KTNN

    085
    3.2.1 Giải pháp tăng cường hiệu lực kiến nghị của KTNN phải phù
    hợp với tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước và tiến
    trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam



    085
    3.2.2 Giải pháp tăng cường hiệu lực kiến nghị của KTNN phải phù
    hợp với hệ thống pháp luật về KTNN và môi trường pháp lý
    chi phối và tác động đến hoạt động kiểm toán của KTNN


    086
    3.2.3 Giải pháp tăng cường hiệu lực kiến nghị của KTNN phải thực
    hiện đồng bộ với giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ
    máy, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, Quy trình, phương
    pháp kiểm toán và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán



    086
    3.2.4 Giải pháp tăng cường hiệu lực kiến nghị của KTNN phải phù
    hợp với chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
    quá trình dân chủ hoá, công khai tài chính của các cơ quan,
    các tổ chức kinh tế Nhà nước và công khai kết quả kiểm toán


    087
    3.3 Các giải pháp tăng cường hiệu lực kiến nghị của KTNN 088
    3.3.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường địa vị
    pháp lý của KTNN

    088
    3.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN 097
    3.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng lập Báo cáo cáo kiểm toán và
    chất lượng của các kiến nghị kiểm toán

    103
    3.3.4 Giải pháp quy định chế tài xử lý đối với các sai phạm được
    phát hiện trong quá trình kiểm toán của KTNN

    105
    3.3.5 Giải pháp xây dựng quy trình kiểm tra việc thực hiện kiến
    nghị của KTNN

    108
    3.3.6 Giải pháp phát triển các loại hình kiểm toán hoạt động, kiểm
    toán tuân thủ và kiểm toán dự toán

    112
    3.3.7 Giải pháp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về kinh tế
    - tài chính của Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành và các cấp
    chính quyền địa phương



    115
    3.3.8 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 116
    3.3.9 Giải pháp phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào
    hoạt động kiểm toán của KTNN

    118
    3.3.10 Giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế về hoạt động KTNN 119
    3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực kiến
    nghị của KTNN

    212
    3.4.1 Điều kiện về tổ chức, cơ chế hoạt động đối với bản thân cơ
    quan KTNN

    212
    3.4.2 Đối với Quốc Hội, Chính phủ, các Bộ ngành và Hội đồng
    nhân dân các cấp

    124
    Kết luận 129
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...