Tài liệu Phương thức trọng tài thương mại

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp
    thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt
    xung đột trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại bằng việc đưa ra một phán
    quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
    Tại khoản 1 điều 3 luật trọng tài thương mại năm 2010 cũng quy định: “ Trọng tài
    thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến
    hành theo quy định của luật này.”
    1. Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại:
    Về bản chất, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương
    mại không mang ý chí quyền lực nhà nước ( không nhân danh quyền lực nhà nước như
    phán quyết của toà án ) mà chủ yếu được giải quyết dựa trên phán quyết của trọng tài
    thương mại (được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo.Ngoài ra, phương
    thức giải quyết tranh chấp thương mại này còn đảm bảo tối đa uy tín cũng như bí mật của
    các bên tranh chấp , góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên.
    Điều này được thể hiện qua các đặc điểm sau:
    -Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo luật trọng
    tài năm 2010 và quy chế trọng tài thương mại quốc tế. Nó có quyền phán quyết như tòa án
    và quyết định của trọng tài được cưỡng chế thi hành. Tính chất phi chính phủ của phương
    thức này được thể hiện:
    + Hội đồng trọng tài, tổ chức trọng tài không phải được thành lập bởi Nhà nước mà được
    thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
    cho phép;
    + Hội đồng trọng tài, các tổ chức trọng tài và các trọng tài viên không nằm trong hệ thống
    cơ quan quản lý nhà nước, cũng ko thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước.
    + Các tổ chức trọng tài hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh
    phí hoạt động trong ngân sách nhà nước.
    + Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân
    danh người thứ ba để ra phán quyết.
    + Hoạt động trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước, nhà nước ban
    hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động như cấp, thay
    đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng
    tài. Nhà nước hỗ trợ các hoạt động của tố tụng trọng tài như: hỗ trợ chỉ định, thay đổi
    trọng tài viên, cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài.
    - Cơ chế giải quyết tanh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và
    tài phán. Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly
    những yếu tố đã được thỏa thuận. Do đó, về nguyên tắc thẩm quyền của trọng tài không
    bị giới hạn bởi pháp luật, các đương sự có thể lựa chọn bất kì lúc nào, bất cứ trọng tài adhoc
    nào hoặc bất cứ trung tâm trọng tài nào trên thế giới. Tuy nhiên để bảo vệ lợi ích của
    nhà nước (lợi ích công), một số nước trên thế giới chỉ thừa nhận thầm quyền của trọng tài
    trong lĩnh vực luật tư; ở Việt Nam tuy không phân biệt luật công và luật tư nhưng pháp
    luật nước ta cũng chỉ thừa nhận thẩm quyền của trọng tài trong lĩnh vực thương mại và
    một số lĩnh vực nhất định(Điều 2 luật trọng tài năm 2010).
    - Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo quyền tự định đoạt của các
    đương sự rất cao: Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn quy tắc trọng tài,
    luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Luật trọng tài năm 2010 của nước CHXHCN Vệt
    Nam tại điều 14 đã quy định:“ 1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội
    đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp; 2. Đối với tranh
    chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn;
    nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp
    dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất; 3. Trường hợp pháp luật Việt
    Nam, pháp lu t do các bên l a ch ậ ự ọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh
    chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu
    việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của
    pháp luật Việt Nam.” Ngoài ra một trong các nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp thương
    mại bằng trọng tài thương mại là phiên họp giải quyết tranh chấp không diễn ra công khai
    trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nguyên tắc này đã thể hiện được sự tôn trọng
    tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp trong giải quyết tranh chấp.
    - Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu
    lực thi hành đối với các bên. Nếu một trong các bên không thi hành thì bên kia có quyền yêu
    cầu tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài (Khoản 5 điều 61 và điều 66 luật
    trọng tài thương mại năm 2010).
    - Phương thức trọng tài thương mại có sự hỗ trợ của tòa án. Sở dĩ cần sự hỗ trợ của tòa
    án bởi vì phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước. Do đó, cần phải
    có một cơ quan nhà nước hỗ trợ, đó là tòa án. Theo luật trọng tài năm 2010 của nước ta
    quy định thì tòa án hỗ trợ để đảm bảo thi hành thỏa thuận trọng tài, hỗ trợ cho trọng tài
    trong việc chỉ định trọng tài viên, áp dụng các biện pháp khẩn cấp, kiểm tra, giám sát đối
    với các quyết định của trọng tài, hủy quyết định trọng tài.
    - Trọng tài tồn tại dưới hai hình thức cơ bản: trọng tài vụ việc( trọng tài ad-hoc) và trọng
    tài thường trực.
    + trọng tài vụ việc (Trọng tài ad-hoc): là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết các
    tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải quyết xong tranh chấp đó. Đặc
    điểm cơ bản của trọng tài vụ việc là không có trụ sở, không có bộ máy giúp việc và không
    lệ thuộc vào bất cứ một quy tắc xét xử nào. Các bên khi yêu cầu trọng tài ad-hoc xét xử có
    quyền lựa chọn thủ tục, các phương thức tiến hành tố tụng. Đây là hình thức tổ chức đơn
    giản, khá linh hoạt, mềm dẻo về phương thức hoạt động nên nói chung phù hợp với
    những tranh chấp ít tình tiết phức tạp, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và các bên tranh
    chấp có kiến thức và hiểu biết về pháp luật, cũng như kinh nghiệm tố tụng. Trên thực tế,
    số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài ad-hoc không nhiều.
    + Trọng tài thường trực là những tổ chức trọng tài có hình thức tổ chức, trụ sở ổn định, có
    danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt
    động chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà chủ yếu là luật trọng tài năm 2010 và luật doanh
    nghiệp năm 2005.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...