Chuyên Đề Phương thức phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương thức phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
    Về mặt lý thuyết có thể phòng, chống tham nhũng bằng cách khắc phục các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Song, nguyên nhân cuối cùng, hay nguồn gốc của tham nhũng là sự kết hợp khăng khít giữa lạm dụng quyền lực công và lòng tham mang tính bản năng của con người. Do đó không thể khắc phục triệt để tham nhũng, chỉ có thể hạn chế tham nhũng đến mức có thể bằng cách ngăn ngừa và giảm thiểu cơ hội tham nhũng của công chức. Có nhiều biện pháp thuộc diện như vậy, ở đây chỉ nêu một số biện pháp cơ bản.
    * Quy định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng của từng công chức và thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của công chức
    Để công chức tốt có cơ sở thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình và để công chức xấu không có cơ hội chối tội, trong các cơ quan nhà nước cần tiến hành phân tích công việc, chuẩn hóa các chức danh và thực hiện tuyển chọn, bố trí, đào tạo cán bộ theo đúng các chức danh đó. Trong khung cảnh ai cũng có công việc rõ ràng, công việc vừa đủ với năng lực và không có sự chồng chéo lẫn nhau, bản thân công chức buộc phải làm đúng chức trách của mình, khó che giấusai lầm của mình cũng như không có thể đổ trách nhiệm cho người khác.
    Sau khi đã phân tích công việc và bố trí công chức một cách khoa học, cơ quan nhà nước còn phải xây dựng các quy chế phối hợp để công việc thông suốt, hạn chế các khâu ách tắc đáng tiếc. Khi toàn bộ công việc được thiết kế và thực hiện trôi chảy, hiệu quả, bất cứ một sự chen ngang hoặc thay đổi quy trình có tính chất vụ lợi nào cũng sẽ bị phát hiện và bị lên án bởi chính các công chức tốt và bởi công dân.
    * Công khai các quy định pháp lý và quy trình thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước với người có liên quan
    Công khai các quy định và thủ tục hành chính đến tận người dân khi họ có công việc tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước, nhằm cung cấp thông tin cho người dân để họ tự quyết định cách ứng xử hợp lý cũng như để đa số người dân không có khả năng hối lộ và tham gia kiểm soát công chức.
    Nên đưa các quy định và thủ tục công khai ở những điểm tiếp xúc của công dân với cơ quan hành chính. Cũng cần đưa thông tin công khai trên các phương tiện truyền thông dễ tiếp cận của dân cư. Cải thiện khả năng tiếp cận của dân cư đến các loại thông tin này thông qua thành lập các điểm lưu giữ thông tin có thể truy cập tự do, thông qua các tổ chức tư vấn miễn phí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...