Tiểu Luận Phương thức phát hành cổ phiếu.liên hệ việt nam.doanh nghiệp việt nam chưa tận dụng được lợi ích của

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/11/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương thức phát hành cổ phiếu.liên hệ việt nam.doanh nghiệp việt nam chưa tận dụng được lợi ích của phát hành cổ phiếu?
    Mục lục.

    Chương I. Lý luận chung về phát hành cổ phiếu.
    I. Khái niệm và phương thức phát hành cổ phiếu.
    II. Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
    III. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng(IPO).
    IV. Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán,giao dịch trên sàn OTC.

    Chương II. Thực tiễn phát hành cổ phiếu ở Việt Nam.
    I. Phát hành, giao dịch cổ phiếu trên sàn TP. HỒ CHÍ MINH
    II. Phát hành, giao dịch cổ phiếu trên sàn HÀ NỘI
    III. Phát hành, giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM

    Chương III. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được lợi ích của việc phát hành cổ phiếu.
    I. Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam.
    II. Việc huy động vốn kém và tính thanh khoản thấp của các cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam.
    III. Đầu tư chứng khoán theo đám đông, đầu tư kiểu “lướt sóng” của các nhà đầu tư Việt Nam.
    IV. Sự tan vỡ của các doanh nghiệp cổ phần.

    Chương III: doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được lợi ích của việc phát hành cổ phiếu.
    Chúng ta biết được các ích lợi của việc các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng như doanh nghiệp có thể tận dụng được một nguồn huy động vốn lớn, tập trung cho dài hạn để theo đuổi các mục tiêu chiến lược của công ty. Doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu sẽ có được uy tín, thương hiệu và có được sự tin tưởng hơn từ cả các nhà đầu tư lẫn ngân hàng cũng như của người tiêu dùng vì có chiến lược phát triển , cung cấp thông tin rõ ràng. Đặc biệt khi chúng ta phát hành cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp trở thành một tập thể hoạt động dựa trên lợi ích của nhiều người. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả và chất lượng bằng cách thu hút được nhiều tài năng đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã không tận dụng được nhiều từ việc phát hành cổ phiếu. Lý do đến từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, đối với các nhà đầu tư nước ngoài , thị trường chứng khoán Việt Nam không đủ hấp dẫn để thu hút họ đầu tư khi quy mô còn quá nhỏ, chất lượng chứng khoán lại không đảm bảo. Thứ hai, đến từ chính phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam : đầu tư theo đám đông, mang tính ngắn hạn, tính thanh khoản thấp. Thứ ba đến từ sự yếu kém của chính các doanh nghiệp phát hành. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết tại sao các doanh nghiệp lại không tận dụng được những lợi ích từ việc phát hành cổ phiếu.

    I. Quy mô của thị trường chứng khoán việt Nam
    Tính tới thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt hơn 40% GDP (khoảng 700.000 tỉ đồng). Từ 7 công ty chứng khoán năm 2000 và 1 công ty quản lý quỹ, đến thời điểm hiện tại trên cả hai sàn có tổng cộng 557 công ty niêm yết, 105 công ty chứng khoán, 45 công ty quản lý quỹ. Toàn thị trường có 926 nghìn tài khoản của các nhà đầu tư(NĐT) tổ chức và cá nhân, trong đó riêng NĐT nước ngoài có hơn 10.000 tài khoản với danh mục đầu tư nắm giữ đạt gần 7 tỉ USD.
    Tính từ năm 2000 đến hết tháng 6.2010, TTCK trở thành kênh huy động tới 42% tổng giá trị các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ giao bảo lãnh phát hành. Trong 5 năm đầu giá trị giao dịch bình quân chỉ 55 tỉ đồng/phiên, trong 5 năm tiếp theo đạt 1.300 tỉ đồng/phiên, đặc biệt thời gian từ đầu năm 2009 giá trị giao dịch bình quân đã đạt trên 3.000 tỉ đồng/phiên.

    Từ hơn 450 doanh nghiệp trong năm 2009, số lượng này đã tăng nhanh lên khoảng 600 doanh nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch TP. HCM và Hà Nội năm 2010, tăng hơn 30%. Báo cáo cuối năm của CTCK Âu Việt cũng cho thấy, giá trị huy động vốn qua TTCK trong năm 2010 đã tăng hơn 160% so với năm 2009.Mặc dù chỉ số chứng khoán không tăng mạnh và dòng tiền cũng không thật ấn tượng, nhưng xét ở mặt số lượng doanh nghiệp niêm yết và quy mô huy động vốn qua kênh chứng khoán thì TTCK đạt được thành quả không nhỏ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...