Luận Văn Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trở thành nhân tố chủ yếu, quyết định thành công của cách mạng. Vai trò lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội hoạt động cơ bản của hệ thống chính trị, là trụ cột của cơ chế vận hành của cả hệ thống chính trị nước ta. Đảng là một tổ chức cấu thành hệ thống chính trị, nhưng đảng lãnh đạo cả hệ thống ấy. Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc, tác phong công tác. Ba điểm trên đây có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, phương thức lãnh đạo có vai trò rất quan trọng.
    Nhờ có phương thức lãnh đạo thích hợp mới thực hiện được sự lãnh đạo của Đảng, chuyển tải nội dung lãnh đạo đến đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện mục đích đề ra. Phương thức lãnh đạo là một hệ thống các hình thức, biện pháp, phương pháp mà Đảng sử dụng để tác động đến đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra. Phương thức lãnh đạo phụ thuộc trước hết vào đối tượng lãnh đạo (quy luật vận động, đặc điểm, xu thế . của đối tượng), vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử trong nước và thế giới, vào sự phát triển của khoa học và công nghệ trong đó có khoa học và công nghệ lãnh đạo, vào nhiệm vụ chính trị thực tiễn của Đảng trong từng giai đoạn . và cả vào chủ thể lãnh đạo là Đảng (trình độ, năng lực, bản lĩnh, nghệ thuật lãnh đạo . của tổ chức Đảng và cấp ủy). Do đó, phương thức lãnh đạo của Đảng không phải là bất biến mà cũng thay đổi theo thời gian, theo từng giai đoạn cách mạng. Khi Đảng đã nắm chính quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng không thể không khác với khi Đảng chưa giành được chính quyền.
    Từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong các Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc từ Đại hội VI đến Đại hội X đều khẳng định yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: "Tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương, tập thể cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn thảo luận dân chủ, biểu quyết và ra nghị quyết theo đa số những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách, về tổ chức, cán bộ. Tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân"(4).
    Tuy có những bước tiến quan trọng, song, những đổi mới về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình, với yêu cầu cần đổi mới Đảng và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, sự nghiệp đổi mới toàn diện về kinh tế-xã hội, về hệ thống chính trị của đất nước, đòi hỏi phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.
    Việc nghiên cứu khoa học về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, làm rõ phương hướng và giải pháp để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện hiện nay là những vấn đề mạng tính thời sự rất trăn trở, bức xúc không chỉ đối với các nhà chính trị, các nhà khoa học mà còn là nổi băn khoăn của cả những cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong đời sống chính trị hiện nay. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn, rất mới, rất nhạy cảm cần phải được tổng kết, nghiên cứu, không thể giải quyết tốt ngay được. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, tác giả quyết định chọn “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nước ta hiện nay” làm đề tài cho Tiểu luận kết thúc Học phần Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị của mình, để góp phần nghiên cứu, đóng góp của bản thân trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
    - Nghiên cứu phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đề ra những phương hướng, giải pháp để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nước ta hiện nay
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài sử dụng phương pháp lý luận Mác xít đồng thời kết hợp với phương pháp pháp logic, tổng hợp, phân tích, nghiên cứu thực tiễn

    5. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung đề tài được chia thành ba phần:

    I. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nước ta hiện nay
    1. Khái quát về phương thức lãnh đạo của Đảng
    2. Khái niệm phương thức Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị
    II. Các phương pháp Đảng lãnh đạo Hệ thống chính trị nước ta hiện nay
    1. Đảng lãnh đạo Hệ thông chính trị bằng định hướng chính trị
    2. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị bằng công tác tư tưởng
    3. Đảng lãnh đạo Hệ thông chính trị bằng công tác tổ chức, cán bộ
    4. Đảng lãnh đạo Hệ thông chính trị bằng công tác kiểm tra, giám sát
    5. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị bằng quy chế phối hợp công tác
    6. Đảng lãnh đạo Hệ thông chính trị bằng phát huy dân chủ
    III. Phương hướng và giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
    1. Phương hướng
    2. Những giải pháp cơ bản để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị nước ta hiện nay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...