Tiến Sĩ Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
    Chương 1: PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CÁC
    TỈNH UỶ Ở BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
    LUẬN VÀ THỰC TIỄN 30
    1.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ 30
    1.2. Công tác cán bộ và phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của
    các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ - khái niệm, nội dung 47
    Chương 2: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
    CÁN BỘ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở BẮC TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG,
    NGUYÊN NHÂN, VẤN ĐỀ ĐẶT RA
    2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở
    Bắc Trung Bộ 68
    2.2. Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc
    Trung Bộ - thực trạng, nguyên nhân, vấn đề đặt ra 89
    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG
    THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở
    BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 20301
    3.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng đổi mới phương
    thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ở Bắc Trung Bộ 115
    3.2. Giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của
    các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ 120
    KẾT LUẬN 154
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án V.I. Lênin, ng
    ười thầy vĩ đại của phong trào cách mạng vô sản thế giới
    đã khẳng định: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền
    thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh
    tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo
    phong trào " [55, tr. 473].
    Đối với cách mạng vô sản, một cuộc cách mạng khó khăn, gian khổ và triệt để nhất trong lịch sử phát triển nhân loại dưới sự
    lãnh đạo của đảng cộng sản, nhằm lật đổ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng chủ
    nghĩa xã hội (CNXH) và từng bước tiến đến chủ nghĩa cộng sản, việc tạo ra
    đội ngũ cán bộ có chất lượng, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách
    mạng là vấn đề đặc biệt quan trọng luôn được các đảng cộng sản quan tâm.
    Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, giáo dục và rèn luyện Đảng
    ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt quan trọng của
    cán bộ đối với thắng lợi của cách mạng nước ta và luôn giành trí tuệ, sức lực
    tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về cán bộ và công tác cán bộ, đạt được kết
    quả to lớn. Người khẳng định: "Cán bộ là gốc của mọi công việc" [76, tr. 269];
    "Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [76, tr. 273].
    Điều này, chủ yếu do và được quyết định bởi công tác cán bộ của Đảng.
    Trong công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tìm và chỉ ra cho
    Đảng cách thức, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành công tác cán bộ.
    Nhờ đó, công tác cán bộ của Đảng đạt kết quả to lớn. Đội ngũ cán bộ của
    Đảng ngày càng trưởng thành, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến
    thắng lợi khác. Cách thức, phương pháp lãnh đạo công tác cán bộ hay phương
    thức lãnh đạo (PTLĐ) công tác cán bộ là một nội dung rất quan trọng trong tư
    tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Phương thức ấy, phải luôn
    được đổi mới phù hợp với điều kiện hoạt động của Đảng và yêu cầu của
    nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ.
    Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    (CNH, HĐH) đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng ta khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh
    của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây
    dựng Đảng" [21, tr. 66]. Thành tựu đổi mới to lớn và có ý nghĩa lịch sử đã
    minh chứng điều đó. Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
    cũng đặt ra vấn đề to lớn, cấp bách phải giải quyết là phải có đội ngũ cán bộ
    nói chung,
    đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương
    nói riêng ngang tầm và đáp ứng tốt yêu cầu công cuộc đổi. Đây là một trong
    ba vấn đề cấp bách được Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI "Một số vấn đề
    cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay" chỉ ra. Không giải quyết tốt
    vấn đề này, thì việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các
    ngành, địa phương và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đạt kết quả thấp và
    mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
    vào năm 2020 khó thành hiện thực. Để có đội ngũ cán bộ ngang tầm và đáp
    ứng tốt yêu cầu công cuộc đổi, phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán
    bộ, trong đó đổi mới PTLĐ của Đảng nói chung và của các cấp ủy đảng nói
    riêng đối với công tác cán bộ là một bộ phận đặc biệt quan trọng: "Đổi mới
    mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ" [35, tr. 273].
    Việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với công tác cán bộ được diễn ra ở
    các ngành, các cấp, trong đó, cấp tỉnh là cấp có vị trí và vai trò đặc biệt quan
    trọng. Đó là cấp dưới trực tiếp của Trung ương, trực tiếp triển khai thực hiện
    các chủ trương và quyết định của Đảng về công tác cán bộ và đổi mới PTLĐ
    của Đảng đối với công tác cán bộ, với nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới PTLĐ
    của cấp ủy cấp tỉnh đối với công tác cán bộ và trực tiếp chỉ đạo thực hiện đổi
    mới PTLĐ đối với công tác cán bộ của số lượng lớn cấp ủy trực thuộc và cấp
    ủy cơ sở. Việc đổi mới PTLĐ của các cấp ủy trực thuộc và cấp ủy cơ sở đối



    với công tác cán bộ phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp
    tỉnh, đặc biệt là việc đổi mới PTLĐ của cấp ủy cấp tỉnh đối với công tác cán
    bộ. Nghiên cứu, tìm giải pháp đổi mới có kết quả PTLĐ của cấp ủy cấp tỉnh
    đối với công tác cán bộ thực sự là vấn đề cấp thiết hiện nay.
    Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
    Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là khu vực chiến lược, có vị trí, vai trò rất quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Trong những
    năm qua, các tỉnh ủy đã quan tâm tìm các giải pháp đổi mới công tác cán bộ,
    trong đó có đổi mới PTLĐ đối với công tác cán bộ, đạt kết quả quan trọng.
    Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh
    CNH, HĐH, hội nhập quốc tế hiện nay, đội ngũ cán bộ trong khu vực chưa
    thực sự đáp ứng tốt yêu cầu. Hạn chế cơ bản của đội ngũ này biểu hiện trên
    các mặt: Trình độ nhận thức chính trị, năng lực tổ chức quản lý, năng lực chỉ
    đạo hoạt động thực tiễn còn hạn chế; nhiều cán bộ được đề bạt, bổ sung vào
    những cương vị chủ chốt, nhưng chưa qua bồi dưỡng, đào tạo cơ bản về
    chuyên môn và lý luận chính trị . Vì vậy, khi xử lý công việc còn biểu hiện
    tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, không đúng với đường lối, lập trường quan
    điểm giai cấp của Đảng.
    Phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với công tác cán bộ vẫn còn
    nhiều hạn chế, yếu kém, còn chậm trễ và lúng túng. Việc xây dựng các quy định,
    quy chế để cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ; Đảng thống nhất lãnh đạo
    công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ còn chưa được quan tâm; vai trò
    người đứng đầu trong công tác cán bộ còn chưa thể hiện rõ. Việc giám sát trong
    công tác cán bộ còn nhiều lúng túng, vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ)
    trong công việc này ở nhiều nơi còn chưa rõ và chưa được phát huy mạnh mẽ;
    việc phát hiện người có đức, có tài, người ngoài Đảng để quy hoạch, đào tạo,
    bố trí, sử dụng còn chưa có quy định cụ thể và kết quả thấp; còn lẫn lộn về
    trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân trong công tác cán bộ .
    Nghiên cứu tìm các giải pháp khả thi, phát huy những ưu điểm, khắc
    phục khuyết điểm nêu trên, đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở
    Bắc Trung Bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vùng này đáp ứng yêu cầu
    công cuộc đổi mới ở các tỉnh là vấn đề cấp thiết.
    Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh
    chọn vấn đề: "Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc
    Trung Bộ giai đoạn hiện nay" để thực hiện đề tài luận án tiến sĩ khoa học
    chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
     
Đang tải...