Tiểu Luận Phương thức hành trì tu chứng trong Khóa Hư lụ của Trần Thái Tông

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mở đầu
    Nội dung chính
    I. Khái quát chung
    1.Trần Thái Tông
    2. Khoá Hư Lục
    II. Lý giải về phương thức hành trì tu
    chứng trong Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông
    1. Khái niệm về hành trì tu chứng
    2. Lý giải phương thức hành trì tu chứng
    Trong Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông
    2.1. Phương thức niệm Phật
    2.2. Lục thời sám hối khoa nghi
    2.3. Phương thức toạ thiền
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo .22

    MỞ ĐẦU
    Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm,(vào khoảng thế kỉ I trước công nguyên),và dần đi sâu vào đời sống, tư tưởng của người dân nước ta. Đặc biệt dưới triều đại Lý-Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo, và chi phối đời sống văn hoá, chính trị, giáo dục, của người dân, đất nước. Không những thế, Phật giáo còn đi sâu vào tư tưởng của vua quan đương thời mà Trần Thái Tông được coi là một đệ tử xuất sắc của Phật giáo và là “ bó đuốc thiền tông” của Thiền tông Việt Nam. Ông viết rất nhiều tác phẩm về Phật giáo, trong đó Khoá Hư Lục là một kiệt tác của nền văn học Phật giáo Việt Nam vào thế kỉ XIII , chứa đựng tư tưởng triết lý Phật giáo rất sâu sắc. Viết Khoá Hư Lục, trước hết,Trần Thái Tông muốn thức tỉnh chính mình trên con đương tu tập, nhằm thanh lọc sáu quan năng, mong đạt đến chỗ “lục căn viên thông”, đồng thời vạch ra phương thức hành trì tu chứng để dìu dắt chúng sinh ra khỏi bể trầm luân, giác ngộ và đạt đến cõi Niết bàn của Đức Phật từ bi.
    Nhiệm vụ chính của đề tài là lí giải được phương thức hành trì tu chứng mà Trần Thái Tông đã chỉ ra trong Khóa Hư Lục. Nội dung của phương thức đó ra sao và thực hiện như thế nào?
    Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung xoay quanh các phương thức hành trì tu chứng trong Khóa Hư Lục-Trần Thái Tông. Đây là một phạm vi hẹp nhưng không phải dễ dàng để nghiên cứu vì Khóa hư lục vốn là cổ thư tịch được rất nhiều học giả nghiên cứu, dịch thuật và được nhận định là “một tài liệu khó phiên dịch và chú giải”. cho nên để thực hiện đề tài này người viết phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp nhằm phân tích và nghiên cứu nội dung của Khoá Hư Lục và lí giải phương pháp thành trì tu chứng mà Trần Thái Tông đề ra. Đây là phương pháp chính yếu của đề tài.







    Dựa vào tên đề tài có thể chia cấu trúc của đề tài như sau:
    I. KHÁI QUÁT CHUNG
    1. Giới thiệu về Trần Thái Tông.
    2. Giới thiệu về Khóa Hư Lục
    II. LÍ GIẢI PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ TU CHỨNG
    1. Khái niệm về phương thức hành trì tu chứng
    2. Lí giải phương thức hành trì tu chứng trong Khóa Hư Lục.
    -Phương thức niệm phật.
    -Lục thời sám hối khoa nghi.
    -Phương thức toạ thiền.
    Nghiên cứu phương thức hành trì tu chứng trong Khoá Hư Lục-Trần Thái Tông sẽ giúp ta có cái nhìn cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn về con đường tu tập để đạt đến chánh quả, tránh khỏi luân hồi sáu nẻo, và thoát khỏi bể trầm luân.


    Tài liệu tham khảo:
    1. Trương Văn Chung, Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần, NXB Chính trị Quốc gia.
    2. Hoà Thượng Thích Thiện Hoa(2005), Phật học phổ thông (quyển một), NXB Tôn Giáo, Hà Nội.
    3. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận tập 1, Nguyễn Huệ Chi giới thiệu, NXB Văn Học Hà Nội.
    4. Nguyễn Công Lý, Phật học căn bản.
    5. Nguyễn Công Lý, chuyên đề “ Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam.”
    6. Trần Thái Tông, Khoá Hư Lục(1258-1277 “?”), Đào Duy Anh giới thiệu, phiên dịch và chú giải, NXB Khoa Học xã Hội, Hà Nội,1974.
    7. Ủy ban khoa học xã hội, Viện Văn học(1998), Thơ vănLý-Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...