Chuyên Đề Phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên xã Bản Mế, Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Đoàn TNCS Việt Nam là một tổ chức chính trị của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến phấn đấu vì mục tiêu lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằn, văn minh.
    Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học XHCN của thanh niên, và đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ đồng thời là lực lượng nòng cốt chính trị hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam.
    Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, có vai trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng sáng tạo xây dựng xã hội tương lai. Chính vì vậy Lênin đã khẳng định: Ai nắm được thanh niên trong tay là người đó làm chủ thế giới và theo một nghĩa nào đó có thể nói rằng xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa chính là thanh niên. Đó không phải là quan điểm mà là kim chỉ nam cho công tác Tập hợp đoàn kết thanh niên hiên nay.
    Đoàn kết tập hợp thanh niên là nhiệm vụ chiến lược quan trong của cách mạng Việt Nam, Bác Hồ đã từng nói Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là lực lượng thanh niên.
    Chính vì vậy trong quá trình phát triển lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ luôn coi trọng công tác thanh niên nói chung, công tác đoàn kết tập hợp thanh niên nói riêng là vấn đề thuộc về chiến lược cách mạng, coi thanh niên là Rường cột của nước nhà.
    Nhận định về công tác này Bác Hồ đã nói: Đoàn kết là sức mạnh then chốt của thành công. Điều đó khẳng định công tác đoàn kết tập hợp thanh niên là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, đặc biệt là nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
    Nhưng bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường, cùng với các vấn đề xã hội diễn ra hàng ngày có một phần tác động đến thanh niên như: Lối sống mang tính ích kỷ cá nhân đang có hướng lan rộng trong xã hội, có nhiều tệ nạn như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ma túy, mại dâm ngày càng tăng cao, những lệch lạc trong nhận thức, học tập và sinh hoạt của thanh niên.
    Mặt khác những âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đang ra sức tranh thủ, lôi kéo thanh niên kích động chia rẽ lực lượng thanh niên để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
    Từ những khó khăn thách thức trên vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra là phải tìm ra những phương thức hoạt động phù hợp để đoàn kết tập hợp thanh niên từ môi trường đó tạo ra sân chơi lành mạnh và lối sống có trách nhiệm với xã hội,rèn luyện,phát huy thế mạnh vốn có để cống hiến cho sự nghiệp đất nước,đẩy lùi tiêu cực xã hội,kế thừa sự nghiệp xây dựng đất nước của cha ông.
    Vì vậy em đã lựa chọn chuyên đề "Phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên xã Bản Mế, Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai" làm chuyên đề tốt nghiệp cho chương trình Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt nam.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục đích
    - Khảo sát thực tế, làm rõ thực trạng của công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên xã Bản Mế, Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai.
    - tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác đoàn kết tập hợp thanh niên và rút ra những kinh nghiệm cần thiết
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên trong thời gian tới của tổ chức Đoàn x· b¶n MÕ.
    2.2 Nhiệm vụ
    - Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên hiện nay.
    - phân tích thực trạng, Đoàn kết tập hợp thanh niên của Đoàn thanh niên xã Bản Mế, Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai.
    - Phân tích những mặt thuận lợi, khó khăn của công tác đoàn kết tập hợp thanh niên hiện nay.
    - Đề xuất được một số kiến nghị và giải pháp mang tính khả thi thanh niên xã Bản Mế, Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai.
    3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là: Các phương thức Đoàn kết tập hợp thanh niên của Đoàn thanh niên xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
    3.2 Khách thể nghiên cứu.
    - Thanh niên trên địa bàn.
    - Cán bộ đoàn
    - Các cấp Ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong xã.
    4. Phạm vi nghiên cứu.
    - Nội dung nghiên cứu: Các phương thức đoàn kết,tập hợp thanh niên của tổ chức ĐTN.
    - Không gian: xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
    - Thời gian: Chuyên đề nghiên cứu từ năm 2009 đến 2011.
    5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
    - Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó chủ yếu là những phương pháp sau:
    - Phương pháp lịch sử - lôgic.
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích và tổng hợp lý thuyết.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra,
    - Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh.

    6. Kết cấu của tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên.
    Chương II: Thực trạngcông tác đoàn kết tậphợp thanh niên xã Bản Mế, Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai.
    Chương III: Một số giải pháp – kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết tập hợp thanh niên xã Bản Mế, Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT TẬP HỢP THANH NIÊN 5
    1.1. Một số khái niệm. 5
    1.1.1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 5
    1.1.2. Thanh niên. 5
    1.1.3. Đoàn kết tập hợp thanh niên. 5
    1.1.4. Phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên. 6
    1.2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về đoàn kết tập hợp thanh niên. 6
    1. 2. 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin về thanh niên. 6
    1. 2. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tập hợp thanh niên. 7
    1. 2. 3. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác thanh niên . 9
    1.3. Một số vấn đề thực tiễn về công tác tập hợp đoàn kết thanh niên. 11
    1.3.1. Đặc điểm tâm lí của thanh niên. 11
    1.3.2. Một số phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên của tổ chức Đoàn trong thời gian qua. 13
    1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tập hợp đoàn kết thanh niên. 13
    Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT TẬP HỢP THANH NIÊN XÃ BẢN MẾ, HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI. 16
    2.1. Đặc điểm địa phương. 16
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 16
    2.1.2. Tình hình kinh tế văn hoá, xã hội. 16
    2.1.3. Đặc điểm ĐVTN và tổ chức Đoàn xã Bản Mế. 18
    2.2. Các phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên xã Bản Mế, Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai. 19
    2.2.1. Giáo dục chính trị tư tưởng. 19
    2.2.2. Đưa thanh thiếu niên vào tổ Đoàn, Hội, Đội. 20
    2.2.3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 22
    2.2.4. Thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. 22
    2.2.5. Thông qua thực hiện các chương trình, dự án, các cuộc vận động. 23
    2.2.6. thông qua các phong trào hoạt động cách mạng của Thanh niên. 24
    2.3. Những thành tựu,hạn chế và nguyên nhân. 29
    2.3.1. Đánh giá chung. 29
    2.3.2 Thành tựu: 30
    2.3.3 Hạn chế. 30
    2.3.4 Nguyên nhân: 31
    2.4. Một số bài học kinh nghiệm. 32
    2.4.1. Về công tác tổ chức – cán bộ. 32
    2.4.2. Bài học về phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên. 32
    Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT TẬP HỢP THANH NIÊN XÃ BẢN MẾ, HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI. 34
    3.1. Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên xã Bản Mế trong điều kiện mới. 34
    3.1.1. Những thuận lợi. 34
    3.1.2. Những khó khăn. 34
    3.2. Một số giải pháp. 35
    3.2.1. Về công tác cán bộ. 36
    3.2.2. Về tài chính – chính sách đối với thanh niên. 38
    3.2.3. Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng. 38
    3.2.4. Về công tác đoàn kết tập hợp thanh niên. 39
    3.3. Một số kiến nghị. 40
    3.3.1. Đối với cấp ủy Đảng. 40
    3.3.2. Đối với Đoàn cấp trên. 40
    3.3.3. Đối với các ban ngành đoàn thể đóng trên địa bàn xã. 41
    KẾT LUẬN 42
    DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...