Tài liệu Phương pháplựa chọn thuốc điều trị

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHƯƠNG PHÁPLỰA CHỌN THUỐC ĐIỀU TRỊ
    Thời gian: 3 tiết học (1 tiết lý thuyết, 2 tiết thực hành)


    MỤC TIÊU
    Sau khi tập huấn học viên trình bày được:
    - Nguyên tắc lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
    - Cách xác định các yếu tố khi lựa chọn thuốc, phương pháp phân tích toàn diện về hiệu quả, an toàn, giá thành, dễ sử dụng để lựa chọn thuốc điều trị cho
    người bệnh.



    NỘI DUNG
    1. Nguyên tắc lựa chọn thuốc xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
    1.1. Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị
    Lựa chọn thuốc trên cơ sở y học dựa trên bằng chứng (EBM - Evidence Based Medicine)
    - Dựa trên tài liệu đầy đủ và từ nguồn tin cậy (từ các thử nghiệm lâm sàng
    ngẫu nhiên)
    - Thuốc đã được chứng minh hiệu quả điều trị (từ nguồn tài liệu chất lượng)
    - Lựa chọn thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất trong các thuốc có hiệu quả
    điều trị.

    1.2. Thuốc có độ an toàn
    - Dựa trên dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy để phân tích nguy cơ/ lợi ích và chọn thuốc có tỉ lệ nguy cơ/ lợi ích phù hợp nhất để đưa vào danh mục
    - Thuốc ít phản ứng có hại

    1.3. Thuốc đảm bảo chất lượng
    - Thuốc có tiêu chuẩn chất lượng đầy đủ (kể cả độ ổn định và sinh khả dụng)
    - Lựa chọn thuốc của các cơ sở dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)

    1.4. Thuốc có giá hợp lý
    - Thuốc có giá hợp lý với hiệu quả điều trị (dựa trên dữ liệu đầy đủ và tin cậy để phân tích).
    - Thuốc mang tên gốc (generic Name).
    - Thuốc gốc (generic Drug - thuốc hết thời gian bản quyền của công ty).

    2. Tiêu chuẩn để chọn với thuốc có tác dụng điều trị tương đương nhưng khác về hoạt chất
    Cần lựa chọn thuốc có các tiêu chuẩn sau:
    - Hoạt lực điều trị cao
    - Cửa sổ điều trị rộng
    - Ít các phản ứng không mong muốn
    - Mức độ nghiên cứu thử nghiệm sâu
    - Chất lượng khoa học của các hồ sơ nghiên cứu, tài liệu cung cấp có số liệu
    đầy đủ
    - Sinh khả dụng cao
    - Giá và hiệu quả điều trị hợp lý
    - Lợi ích về thực hành: cung ứng thuận lợi, dự trù dễ dàng
    - Các điều kiện bảo quản tốt
    - Nhà sản xuất có tín nhiệm

    3. Lựa chọn thuốc có cùng hoạt chất nhưng khác nhau về biệt dược
    - Tương đương bào chế: Hai sản phẩm có tương đư­ơng bào chế là hai sản phẩm có cùng hoạt chất ở cùng một nồng độ
    - Tư­ơng đ­ương điều trị: Nếu hai sản phẩm t­ương đ­ương về bào chế đ­ược dùng ở cùng một liều và có tác dụng lâm sàng và độ an toàn nh­ư nhau.
    - Tương đương sinh học: Hai d­ược phẩm đư­ợc gọi là có cùng tư­ơng đ­ương sinh học nếu như­ hai sản phẩm đó có sự tư­ơng đ­­ương về bào chế đư­ợc dùng ở cùng một liều và đ­ược nghiên cứu dựa trên những cơ sở thí nghiệm tương tự và có sinh khả dụng nh­ư nhau (hai sản phẩm không có nhiều sự khác biệt về tỉ lệ và phạm vi hấp thu). Nếu sinh khả dụng của chúng hoàn toàn khác nhau thì ta gọi đó là không tương đ­ương sinh học.
    - Đánh giá tương đương sinh học cần đánh giá qua các thông số:
    + Diện tích dưới đường cong (AUC) - Sinh khả dụng (F%)
    + Nồng độ đỉnh (Cmax)
    + Thời gian đạt nồng độ đỉnh (Tmax)
    + Nửa đời trong huyết tương (T[SUB]1/2[/SUB])
    Hai thuốc có cùng hoạt chất nhưng khác nhau về biệt dược ta cần xem xét về tương đương sinh học của hai thuốc đó để lựa chọn

    4. Lựa chọn thuốc theo phương pháp MADAM
    (Multi Attibute Decision Analysis Method)
    Phương pháp lựa chọn thuốc trên cơ sở phân tích toàn diện các yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc: tính hiệu quả, an toàn, chi phí, thuận tiện sử dụng . để đưa ra quyết định lựa chọn thuốc hợp lý. Lấy 5 chữ cái đầu của tiếng Anh MADAM (Multi Attibute Decision Analysis Method) để gọi tắt cho phương pháp này

    4.1. Các yếu tố cần xác định khi lựa chọn thuốc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...