Chuyên Đề Phương pháp xuất khẩu và hệ thống phân phối hàng hóa

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương pháp xuất khẩu thông thường nhất là bán gián tiếp và bán trực tiếp. Trong trường hợp bán gián tiếp nhà xuất khẩu phải thông qua các tổ chức hoặc cá nhân để làm trung gian. Trong việc bán hàng trực tiếp, nhà xuất khẩu phải làm ăn trực tiếp với một nhà nhập khẩu nước ngoài.
    Ðể quyết định nên xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải xem xét một số yếu tố như sau:
    · Tầm vóc của công ty.
    · Ðặc tính của sản phẩm do công ty làm ra.
    · Kinh nghiệm về xuất khẩu đã qua và khả năng chuyên môn của công ty.
    · Các điều kiện về kinh doanh tại các thị trường đã được tuyển chọn ở nước ngoài.
    I. XUẤT KHẨU GIÁN TIẾP
    Top​ Loại hình này giúp cho các công ty nhỏ có một phương thức để thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà không phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro như trong xuất khẩu trực tiếp.
    Nhà sản xuất có thể xuất khẩu gián tiếp thông qua các tổ chức hoặc cá nhân như sau:
    · Công ty quản lý xuất khẩu.
    · Khách hàng ngoại kiều.
    · Nhà ủy thác xuất khẩu.
    · Nhà môi giới xuất khẩu.
    · Hãng buôn xuất khẩu.
    II. XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP
    Top​ Thuận lợi: các lợi thế đối với một công ty trực tiếp xuất khẩu là kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu, có khả năng thu được nhiều lợi nhuận và nắm được một cách chặt chẽ hơn mối quan hệ với người mua bên ngoài và thị trường liên quan.
    Khó khăn: công ty mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân sự và sử dụng nhiều nguồn tài lực của công ty hơn xuất khẩu gián tiếp.
    Một nhà xuất khẩu trực tiếp thường tuyển chọn kỹ các thị trường mà họ muốn thâm nhập vào, chọn ra các hệ thống phân phối riêng cho mỗi thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...