Tiểu Luận Phương pháp xử lý nước thải bệnh viện

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
    Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống người dân được nâng cao. Từ đó, người
    dân quan tâm đến sức khoẻ hơn và nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân tăng. Vì
    vậy, để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân, nhiều dự án xây dựng mới,
    nâng cấp và mở rộng bệnh viện đang được thực hiện.
    Trong quá trình khám chữa bệnh, bệnh viện cũng sinh ra một lượng nước thải đáng kể.
    Nếu nước thải không được xử lý thì nó gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận. Hàng ngày, cả
    TP. Hồ Chí Minh thải ra: 12.000 ư 14000 m3 và thải ra 1.1 ư 2.5 tấn BOD. Đặc biệt trong
    nước thải bệnh viện chứa số lượng lớn các loại vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng đến sức
    khoẻ con người. Do đó, nước thải bệnh viện cần được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước
    khi thải vào nguồn tiếp nhận.
    Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh vừa là một cơ sở thực tập đào tạo nên
    các thầy thuốc và nơi tập trung các nhà khoa học đầu ngành, tài giỏi về chuyên môn, vừa
    là nơi khám và chữa bệnh có uy tính. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đang
    ngày càng quá tải. Được Bộ Y tế phê duyệt tại quyết định số 5324/QĐ-BYT ngày
    12/12/2001, dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ
    Chí Minh với mục tiêu: Xây dựng hoàn chỉnh một bệnh viện hiện đại, với trang thiết bị
    tiên tiến có dịch vụ y tế và trình độ khám chữa bệnh cao cấp đạt tiêu chuẩn khu vực
    ASEAN và quốc tế.
    Do đó, việc khảo sát hiệu quả xử lý nước thải tại các bệnh viện là việc cần thiết. Từ
    đó, đề xuất các biện pháp cải tạo, nâng cao năng suất xử lý cũng như nghiên cứu đề xuất
    công nghệ thích hợp cho các bệnh viện nói chung và Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ
    Chí Minh là điều cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...