Báo Cáo Phương pháp xông sinh thích hợp cho dược liệu chất lượng tốt và an toàn cho người sử dụng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 10/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngưu tất là một vị thuốc được dùng khá phổ biến trong Y học cổ truyền với nhu cầu ngày càng tăng, được nhập trồng vào nước ta từ những năm 1960. Hiện nay đã thích hợp với điều kiện nước ta và phát triển tốt, được trồng ở nhiều nơi nhất là đồng bằng Bắc bộ như: xã Tân Quang huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, thôn Thiết Trụ, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm, trung tâm nghiên cứu cây trồng và chế biến thuốc Hà Nội và một số nơi khác. Khi thu hoạch người ta thường sơ chế bằng phương pháp xông sinh sau đó đem bán ra thị trường. Vậy vấn đề đặt ra là: tỉ lệ lưu huỳnh dùng để xông là bao nhiêu, xông sinh xong cần sấy ở nhiệt độ bao nhiêu , bảo quản bao lâu mới được sử dụng để đảm bảo không độc hại đến sức khoẻ con người, đảm bảo được chất lượng của thuốc đạt được tiêu chuẩn dược điển Viêt Nam và khu vực. Vì vậy chúng tôi đặt vấn đề Mục đích: Đánh giá hàm lượng lưu huỳnh còn tồn dư, hàm lượng saponin toàn phần, hàm lượng đường và độc tính cấp của dược liệu được sơ chế với các phương pháp xông sinh khác nhau”.Trên cơ sở đó có thể đề xuất phương pháp xông sinh thích hợp cho dược liệu chất lượng tốt và an toàn cho người sử dụng. Để đạt được mục đích trên, đề tài được tiến hành nghiên cứu với một số nội dung sau:
    -Xông sinh ngưu tất bằng các phương pháp khác nhau: Về liều lượng sinh, thời gian xông, nhiệt độ sấy.
    -Đánh giá hàm lượng lưu huỳnh tồn dư, hàm lượng saponin, đường tự do,và độc tính cấp của các mẫu dược liệu.


    Đặt vấn đề
    Phần I: Tổng quan
    1. Tổng quan về ngưu tất
    2. Diêm sinh
    Phần II: Thực nghiệm và kết quả
    1. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
    1.1. Nguyên liệu, phương tiện
    1.2. Phương pháp thực nghiệm
    1.2.1. Xông sinh ngưu tất
    1.2.2. Định lượng một số thành phần trong ngưu tất sau khi xông
    1.2.3. Thử độc tính cấp của lưu huỳnh và ngưu tất sau khi xông
    1.2.4. Xác định hàm lượng lưu huỳnh trong các mẫu diêm sinh
    2. Thực nghiệm và kết quả
    2.1. Xông sinh ngưu tất
    2.1.1. Xông sinh với lượng sinh khác nhau
    2.1.2. Xông sinh với thời gian khác nhau
    2.1.3. Sấy ở nhiệt độ khác nhau
    2.2. Định lượng lưu huỳnh trong ngưu tất sau khi xông
    2.2.1. Định lượng lưu huỳnh trong ngưu tất sau khi xông
    2.2.2. Định lượng lưu huỳnh trong ngưu tất sau khi sấy
    2.2.3. Định lượng lưu huỳnh trong cao lỏng
    2.3. Định lượng một số thành phần hoá học trong ngưu tất
    2.3.1. Định lượng đường tự do
    2.3.2. Định lượng saponin
    2.4. Thử độc tính cấp của lưu huỳnh và các mẫu xông sinh
    2.4.1. Thử độc tính cấp của lưu huỳnh
    2.4.2. Thử độc tính cấp của các mẫu xông sinh
    2.5. Định lượng hàm lượng một số mẫu diêm sinh lưu hành trên thị trường
    2.6. Bàn luận kết quả
    Phần III: Kết luận và đề nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...