Thạc Sĩ Phương pháp xác định lãi xuất cho vay qua đánh giá tín dụng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Vi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT CHO VAY .7
    1.1. Khái niệm lãi suất: .7
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay: 9
    1.3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường: .10
    1.4. Quản trị lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM: .11
    1.4.1. Rủi ro lãi suất: .11
    1.4.2. Mục tiêu quản trị lãi suất: .12
    1.4.3. Các phương thức quản lý lãi suất cho vay: .13
    1.4.4. Kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất: 16
    1.5. Những phương pháp xác định lãi suất cho vay của NHTM: .16
    1.5.1. Lãi suất cho vay dựa trên tổng hợp chi phí: 16
    1.5.2. Lãi suất cho vay theo lãi suất cơ sở: .17
    1.5.3. Lãi suất cho vay theo chi phí-lợi ích: 19
    1.6. Vấn đề tự do hóa lãi suất ở một số quốc gia Châu Á: .21
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI
    SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 24
    2.1. Khái niệm về NHTM: 24
    2.2. Quá trình hình thành, phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam: 25
    2.2.1. Giai đoạn đầu của quá trình hình thành: .2 5
    2.2.2. Các đợt cải tổ hệ thống ngân hàng: . 26
    2.3. Phân loại các khoản cho vay của NHTM: 29
    Trang 2
    2.3.1. Theo tính chất rủi ro của khoản vay: .29
    2.3.2. Dựa vào thời gian cho vay 30
    2.3.3. Phân loại theo phương thức cho vay: 31
    2.4. Hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam: .32
    2.4.1 Thực trạng tín dụng: . 32
    2.4.2. NHTM và hội nhập quốc tế: .34
    2.5. Vấn đề xác định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: 36
    2.5.1. Giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 6/1992: 36
    2.5.2. Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến tháng 7/2000: .37
    2.5.3. Giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 5/2002 38
    2.5.4. Giai đoạn từ tháng 5/2002 đến nay. 40
    2.6. Những kết quả đạt được và những tồn tại, thách thức trong vấn đề xác
    định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: .41
    2.6.1. Kết quả đạt được: 41
    2.6.2. Những tồn tại, thách thức: . 41
    2.6.3. Nguyên nhân tồn tại: .42
    CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO
    VAY QUA ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI NHTM
    VIỆT NAM 44
    3.1. Mục tiêu và quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay
    qua đánh giá tín dụng DN: . 44
    3.2. Khái niệm khách hàng DN: . 45
    3.3. Phân loại khách hàng DN: . 46
    3.3.1. Theo loại hình DN: 46
    Trang 3
    3.3.2. Theo quy mô hoạt động: .46
    3.3.3. Theo lĩnh vực hoạt động: 47
    3.4. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá: 48
    3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá DN: .48
    3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay: 55
    3.5. Các thang điểm đánh giá: 61
    3.6. Xây dựng phương pháp xếp hạng DN, xếp loại loại khoản vay và xác
    định lãi suất cho vay: 64
    3.6.1. Xếp hạng DN theo chỉ tiêu đánh giá DN: .64
    3.6.2. Xếp loại khoản vay theo chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay: .65
    3.6.3. Công thức xác định lãi suất cho vay: 66
    3.6.4. Xác định lãi suất cho vay đối với DN theo mô hình phân tích rủi ro tín
    dụng: 67
    3.6.5. Các chính sách lãi suất cho vay của NHTM: 69
    PHẦN KẾT LUẬN 72
    Trang 4
    PHẦN MỞ ĐẦU
    ***
    1/ Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây vai trò của lãi suất ngân hàng rất mờ
    nhạt, lãi suất thường được đưa ra bởi các quyết định mang tính chất chủ quan. Sau
    khi chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, NHNN đã
    từng bước sử dụng và điều hành công cụ lãi suất ngày một phù hợp, chuyển từ kiểm
    soát lãi suất trực tiếp sang cơ chế lãi suất thỏa thuận.
    Cơ chế tự do hóa lãi suất làm cho lãi suất thực sự là giá cả tiền tệ hình thành chủ
    yếu thông qua quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Lãi suất là yếu tố quan trọng,
    tác động từ yếu tố "đầu vào" đến yếu tố "đầu ra" trong hoạt động của NHTM, là
    công cụ quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh theo đặc điểm riêng có của từng
    NHTM. Việc tự do hóa lãi suất giúp NHTM nâng cao tính chủ động trong việc định
    giá sản phẩm của mình, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động cũng đồng thời đòi hỏi
    NHTM phải nâng cao trình độ quản lý vì tính phức tạp và biến động thường xuyên
    của lãi suất.
    Thực tế hiện nay, việc quản lý lãi suất tại NHTM còn bất cập do nhiều NHTM
    còn thiếu quan tâm đến việc xây dựng một quy trình quản trị lãi suất thích hợp,
    trong đó đặc biệt là việc xác định lãi suất cho vay phù hợp với từng nhóm khách
    hàng thông qua đánh giá tín dụng. Nguyên nhân là do môi trường pháp lý về lĩnh
    vực tín dụng ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện cộng với tính chất phức tạp
    và nhạy cảm của lãi suất.
    Với những lý do và thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp xác
    định lãi suất cho vay tại các NHTM một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cấp
    thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua
    đánh giá tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề
    tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu:
    Trang 5
    2.1. Mục đích:
    Trên cơ sở lý luận về lãi suất, phương pháp xác định lãi suất cho vay và thực tiễn
    hoạt động tại các NHTM để đưa ra mô hình xác định lãi suất cho vay phù hợp đối
    với từng nhóm khách hàng tương ứng với từng khoản vay cụ thể. Qua đó, NHTM
    có thể tối đa hóa thu nhập, giảm thiểu rủi ro lãi suất và phục vụ một cách linh hoạt,
    đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
    2.2. Ý nghĩa:
    – Đối với Nhà nước: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tư liệu để Nhà nước
    hoàn thiện hơn các chính sách, các quy định pháp luật về hoạt động tín dụng,
    về lãi suất cho vay của các NHTM.
    – Đối với các NHTM: Giúp các NHTM Việt Nam nhìn lại những mặt còn tồn
    tại trong việc xác định lãi suất cho vay của mình. Việc nghiên cứu một cách
    có hệ thống sẽ giúp các bộ phận liên quan trong NHTM hiểu rõ về bản chất,
    các nhân tố cấu thành lãi suất cho vay cũng như phương pháp xác định lãi
    suất cho vay một cách hợp lý, khoa học để vận dụng trong thực tiễn.
    – Đối với các nghiên cứu tiếp theo: Kết quả của đề tài góp phần tạo thêm cơ sở
    lý luận cho việc nghiên cứu về quản trị lãi suất trong hoạt động kinh doanh
    NHTM.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Lấy chính sách lãi suất cho vay của hệ thống NHTM, các cơ sở lý luận về lãi suất
    làm tiền đề và các khoản cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp làm phạm vi
    nghiên cứu.
    4. Phương pháp luận nghiên cứu:
    Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và các lý thuyết về lãi suất làm
    phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại các NHTM,
    thông qua phân tích đánh giá doanh nghiệp và khoản vay để đưa ra mô hình xác
    Trang 6
    định lãi suất vay phù hợp và mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong hoạt động của
    các NHTM Việt Nam.
    5. Kết cấu của luận văn:
    Với mục tiêu và phương pháp luận trình bày ở trên, luận văn gồm 68 trang (chưa
    tính phần phụ lục), có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó phần nội dung
    được chia làm 03 chương lớn:
    A. Phần mở đầu – giới thiệu ý nghĩa, mục đích, phạm vi cũng như phương
    pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài.
    B. Phần nội dung – bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về lãi suất cho vay.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và xác định lãi suất cho vay tại
    các NHTM Việt Nam.
    Chương 3: Xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá
    tín dụng doanh nghiệp phù hợp với NHTM Việt Nam.
    C. Phần kết luận – một số vấn đề rút ra sau quá trình nghiên cứu và điểm mới
    của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...