Luận Văn Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trườ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài :

    Ở nước ta, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn, là giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh.
    Trải qua gần 15 năm, kể từ khi bắt đầu thí điểm vào năm 1992 đến thực hiện chính thức năm 1996, kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước về cơ bản là tích cực. Qua cổ phần hóa đã giảm bớt được những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả đồng thời hình thành mới loại hình doanh nghiệp đa hình thức sở hữu, thu hút vốn và kinh nghiệm của các nhà đầu tư cũng như người lao động vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Tuy những mặt tích cực của cổ phần hóa đã thể hiện rõ, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc đã phát sinh không chỉ trong quá trình tổ chức thực hiện mà ngay cả đối với doanh nghiệp đã được cổ phần hóa cũng cần hoàn thiện thêm ở nhiều mặt, cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nông nghiệp vướng mắc lớn nhất là việc xác định giá trị vườn cây liên quan đến quyền sử dụng đất, cây trồng và những tài sản trên đất phục vụ cho kinh doanh sản xuất.
    Chính vì vậy việc nghiên cứu xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hóa các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam nói chung và Tổng Công ty cao su Đồng Nai nói riêng nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa là rất cần thiết và mang tính thời sự.
    Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu là: “ Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường cao su trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp một phần kiến thức nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai trong thời gian tới.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
    Mục đích hệ thống hóa lý thuyết xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên làm cơ sở để phân tích thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su tại Tổng công ty cao su Đồng Nai. Trên cơ sở đó phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện lý thuyết xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :

    Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.

    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài :

    Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp nói chung và xác định giá trị vườn cây cao su phù hợp với đặc điểm sinh học riêng của nó với những quy luật của kinh tế thị trường và những văn bản hiện hành của nhà nước về định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa.

    5. Kết quả của đề tài :

    Đề tài đã đưa ra những phương pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn về cách xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoá các nông trường trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.

    6. Kết cấu của Luận văn :

    Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương :
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết của việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa.
    Chương 2: Thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
    Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện việc xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai.

    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài . 2
    5. Kết quả của đề tài . 2
    6. Kết cấu của Luận văn 2

    CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY
    CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA 3

    1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giá trị vườn cây cao su . 3
    1.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp . 3
    1.1.2. Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước . 3
    1.1.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 3
    1.1.4. Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa 3
    1.2. Vai trò lợi ích của cây cao su trong nền kinh tế quốc dân 4
    1.2.1. Về kinh tế 4
    1.2.2. Về mặt xã hội 5
    1.2.3. Về môi trường . 6
    1.2.4. Về an ninh quốc phòng . 6
    1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật kinh doanh cao su thiên nhiên ảnh hưởng đến việc xác
    định giá trị vườn cây . 6
    1.3.1. Chu kỳ kinh doanh dài, năng suất, chất lượng vườn cây phụ thuộc vào nhiều
    yếu tố 6
    1.3.2. Giá trị thanh lý vườn cây do nhiều yếu tố quyết định 7
    1.3.3. Giá trị vườn cây cao su gắn liền với giá trị đất 8
    1.3.4. Thời gian hoàn vốn dài, quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất lớn, kỹ
    thuật khai thác nghiêm ngặt 8
    1.4. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp . 10
    1.4.1. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản 10
    1.4.1.1. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản 10
    1.4.1.2. Các khoản không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa . 11
    1.4.1.3. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp 12
    1.4.1.4. Giá trị quyền sử dụng đất . 12
    1.4.1.5. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp . 13
    1.4.1.6. Xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa các
    doanh nghiệp khác 14
    1.4.2. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 14
    1.4.2.1. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiến chiết khấu
    14
    1.4.2.2. Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết
    khấu . 15
    1.4.3. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp so sánh . 16
    Kết luận chương I . 17

    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU
    ĐỂ CHUẨN BỊ ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY
    CAO SU ĐỒNG NAI 18

    2.1. Tổng quan về Tổng công ty cao su Đồng Nai . 18
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 18
    2.1.2. Mô hình tổ chức . 21
    2.2. Thí điểm cổ phần hóa nhà máy chế biến Hàng Gòn 23
    2.3. Xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào cổ phần hóa Nông trường cao
    su Hàng Gòn và Nông trường cao su Ông Quế 24
    2.4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị
    đi vào cổ phần hóa tại Tổng công ty cao su Đồng Nai . 27
    2.4.1. Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su 27
    2.4.2. Giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị vườn cây cao su 28
    2.4.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đến giá trị vườn cây 29
    2.4.4. Phương pháp xác định hiện giá của giá trị thanh lý khi xác định giá trị vườn
    cây cao su 32
    Kết luận chương 2 35

    CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN
    CÂY CAO SU KHI ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY
    CAO SU ĐỒNG NAI . 36

    3.1. Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su . 36
    3.2. Xác định giá trị vườn cây có tính cả giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su . 38
    3.3. Xác định giá trị vườn cây cao su loại trừ giá trị thanh lý vườn cây . 40
    Kết luận chương 3 43

    Kết luận và kiến nghị . 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...