Tiểu Luận Phương pháp xác định dư lượng aflatoxin trong thủy sản bằng sắc ký lỏng cao áp HPLC

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU

    Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn và rất có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.Theo báo cáo tại Hội thảo do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) tổ chức ngày 8-9/6 tại Cần Thơ, hiện Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng giá trị trung bình giai đoạn 1998-2008 đạt 18%/năm.
    Đại diện của FAO cho biết, Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thủy sản, thứ 5 về sản lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượng khai thác.
    Đến nay, tuy xuất khẩu tôm vẫn tăng nhưng tỷ trọng giảm. Các nhóm hàng khác như cá lại có tốc độ tăng nhanh, trong đó cá tra là hiện tượng đặc biệt có sự tăng trưởng bùng nổ kể từ sau năm 2000.
    Tính riêng trong năm 2008, khối lượng cá xuất khẩu đạt hơn 825 tấn, tỷ trọng đạt 66,7% khối lượng thủy sản xuất khẩu, trong đó riêng cá tra đạt hơn 640 tấn, chiếm hơn 51% tỷ trọng khối lượng thủy sản xuất khẩu.
    Đặc biệt, việc xuất khẩu cá tra trở lại thị trường Nga, một thị trường lớn và quan trọng, đã tác động đến các thị trường khác. Nga đang xem xét chọn Việt Nam là mô hình đầu tiên trong quản lý điều hành, chế biến xuất khẩu thủy sản.
    Tuy nhiên, đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới là mọt vấn đề rất lớn, đặc biệt là chất lượng. Sản phẩm xuất khẩu nhất thiết phải đạt được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là chỉ tiêu hang đầu đối với chất lượng thực phẩm, trong đó nổi bật hơn cả là dư lượng độc tố có trong sản phẩm thủy hải sản của nước ta còn rất cao. Điển hình là dư lượng aflatoxin trong thủy sản, nguy cơ này phần lớn bắt nguồn từ nguồn thức ăn chế biến sẵn. Nhiệt độ và độ ẩm cao ở vùng nhiệt đới là nguyên nhân làm cho thức ăn thủy sản dễ bị nấm mốc phát triển. Trở ngại chính cho việc chế biến thức ăn thủy sản là sự phát triển của nấm mốc Aspergillus flavus, nấm mốc này sản xuất ra độc chất Aflatoxin, một loại độc tố nguy hiểm cho động vật thủy sản. Nấm này thường phát triển ở các loại hạt có dầu. bắp và khoai củ
    Dư lượng aflatoxin còn lại trong sản phẩm thủy sản là chỉ tiêu quan trọng cần được khống chế, kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu.
    Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định dư lượng aflatoxin như phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC), Phương pháp ELISA, Phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HLC), Phương pháp vi sinh, phương pháp áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử PCR
    Trong phạm vi của tiểu luận tôi tiến hành tìm hiểu về phương pháp xác định dư lượng aflatoxin bằng sắc ký lỏng cap áp (HPLC).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...