Chuyên Đề Phương pháp và kết quả phân tíchnhững hoạt động MKế toán ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lị

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương pháp và kết quả phân tíchnhững hoạt động MKT ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
    MỤC LỤC
    Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu 3

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
    1.2 Tuyên bố vấn đề 3
    1.3 Mục tiêu 3
    1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
    1.5.1. Khái niệm cơ bản về du lịch 4
    1.5.2. Khái niệm Marketing 4
    1.5.3. Marketing du lịch 6
    1.5.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến marketing du lịch 8
    1.5.4.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài 8
    1.5.4.2. Môi trường bên trong 12
    1.5.5. Chiến lược Marketing Mix trong kinh doanh du lịch. 14
    1.5.5.1. Chính sách sản phẩm (Product) 14
    1.5.5.2. Chính sách giá (Price) 16
    1.5.5.3. Chính sách địa điểm/ Phân phối (Place/ Distribution) 17
    1.5.5.4. Chính sách giao tiếp và khuyếch trương (Promotion) 18
    1.5.5.5. Con người 19
    1.5.5.6. Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói 19
    1.5.5.7. Quan hệ đối tác 20
    Chương 2: Phương pháp và kết quả phân tíchnhững hoạt động MKT ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch 21
    2.1. Hệ thống phương pháp nghiên cứu 21
    2.2. Tổng quan thị trường du lịch Việt Nam 21
    2.3. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh du lịch 25
    Chương 3 : Đánh giá và đưa ra một số phương pháp phát triển dịch vụ kinh doanh du lịch 27
    3.1. Đánh giá 27
    3.2. Dự báo xu hướng phát triển những năm tới 27
    3.3. Định hướng chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam theo xu hướng hội nhập. 29
    3.3.1. Định hướng phát triển sản phẩm 29
    3.3.2. Định hướng thị trường 31
    3.3.3. Chính sách giá cả 33
    3.3.4. Chính sách phân phối 34
    3.3.5. Chính sách quảng bá 36
    3.3.6. Chính sách con người 37
    3.3.7. Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói 38
    3.3.8. Xây dựng quan hệ đối tác 39
    3.4. Những đề xuất kiến nghị khác ngoài MKT 40
    3.4.1. Kiện toàn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý 40
    3.4.2.Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách 40
    3.4.3. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch 41
    3.4.4. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch 42
    3.4.5. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ 42
    Kết luận 44

    Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Khách quan: Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn và có mức độ tăng trưởng nhanh nhất của thế giới. Sự phát triển của xã hội, kinh tế và khoa học công nghệ đã làm cho du lịch ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Du lịch không còn là thú vui xa hoa của những người giàu nữa mà giờ đây đã là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ngày càng có nhiều người đi du lịch vì mục đích nghỉ ngơi, giải trí cũng như để tìm hiểu, học hỏi, trải nghiệm. Là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á, khu vực đang được coi là điểm nóng phát triển du lịch của thế giới. Việt Nam thực sự có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong đó Hà Nội- thủ đô ngàn năm văn hiến của Viêt Nam thật sự đang trở thành điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt và sẽ đẩy lên ở mức cao trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá như hiện nay, song song với những thuận lợi, thời cơ thì Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Một trong những thách thức đó là làm thế nào để tạo lập và duy trì một sức hút độc đáo, lâu dài với du khách trong khi tất cả quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều nỗ lực tập trung phát triển du lịch và lôi kéo du khách về với mình.
    Chủ quan: hoạt động Marketing trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Hà Nội hiện nay vẫn còn rất yếu kém và nhiều bất cập, chưa thật sự có hiệu quả và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
    1.2 Tuyên bố vấn đề
    Với những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài :
    “Phát triển những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập.”
    1.3 Mục tiêu
    Xây dựng hệ thống lý luận về du lịch và Marketing du lịch.
    Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing trong kinh doanh du lịch của một số doanh ngiệp lữ hành tại Hà Nội.
    Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing trong kinh doanh du lịch của một số doanh ngiệp lữ hành tại Hà Nội để đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing cho du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập.
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến nay
    Không gian nghiên cứu tại Hà Nội
    Đối tượng nghiên cứu: trên khách du lịch
    1.5 Những lý luận liên quan tới đề tài
    1.5.1 Khái niệm cơ bản về du lịch
    Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì “Du lịch là hành động của con người đi tới và ở lại những địa điểm ngoài môi trường sống quen thuộc của mình trong không quá một năm liên tục với mục đích nghỉ ngơi, công việc và những mục đích khác”.
    Pháp lệnh du lịch Việt Nam, Chương I, Điều 10 ban hành tháng 11 năm 1999 định nghĩa “Du lịch là những hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ là tham quan, giải trí, nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định”.
    1.5.2 Khái niệm Marketing
    Marketing ra đời trong lòng xã hội tư bản chủ nghiã đi cùng với nền kinh tế hàng hoá. Cùng với sự hoàn thiện về các triết lý quản trị kinh doanh thì Marketing cũng có nhiều quan điểm ra đời và cũng đã áp dụng trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể. Những quan điểm Marketing thường tập trung vào 4 chính sách: sản phẩm, giá cả, phân phối, giao tiếp và khuyếch trương.
    Theo Phillip Kotter, “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi. Marketing bao gồm một loạt các nguyên lý về lựa chọn thị trường trọng điểm, định dạng các nhu cầu của khách hàng, triển khai các dịch vụ thoả mãn nhu cầu mang lại giá trị đến cho khách hàng và lợi nhuận đến cho Công ty”
    Chìa khoá để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của các doanh nghiệp là các doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu và mong muốn của thị trường khách mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo cho sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.
    Marketing bao giờ cũng tập trung vào một số khách hàng nhất định gọi là thị trường mục tiêu. Bởi vì xét về mọi nguồn lực, không một Công ty nào có thể kinh doanh trên thị trường và thoả mãn hơn đối thủ cạnh tranh trên mọi nhu cầu và mong muốn, do đó hiệu quả kinh doanh trên thị trường đó sẽ giảm.
    Để nâng cao hiệu quả của Marketing doanh nghiệp bao giờ cũng sử dụng tổng hợp và phối hợp các chính sách Marketing-mix, cũng như việc phối hợp Marketing với các chính sách khác của doanh nghiệp để hướng tới sự thoả mãn của khách hàng.
    Nhưng để biến một Công ty tiêu thụ thành một Công ty hướng về sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng là một qúa trình lâu dài. Việc thực hiện Marketing phải dựa trên cơ sở phát triển của thị trường.
    Marketing là một chức năng quản lý của doanh nghiệp bao gồm từ việc phát hiện nhu cầu đến việc biến nhu cầu đó thành nhu cầu thực sự (nhu cầu thị trường).
    Marketing là sử dụng tổng hợp hệ thống các biện pháp, chính sách, nghệ thuật trong kinh doanh để thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa.
    Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích làm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Như vậy trở lại định nghĩa Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
    Quá trình trao đổi đòi hỏi phải làm việc. Ai muốn bán thì cần phải tìm người mua, xác định nhu cầu của họ, thiết kế những hàng hoá phù hợp, đưa chúng ra thị trường Nền tảng của Marketing là tạo ra hàng hoá, khảo sát, thiết lập quan hệ giao dịch, tổ chức phân phối, xác định giá cả, triển khai dịch vụ.
    Thị trường là khâu quan trọng nhất, các doanh nghiệp cần bán những cáI thị trường cần chứ không phải bán những cáI đã có sẵn. Marketing là một công cụ quản lý hiện đại của các doanh nghiệp. Marketing là một quá trình, trong quá trình đó đòi hỏi phải sử dụng một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp, chính sách và nghệ thuật trong kinh doanh.
    Nói Marketing là một quá trình là vì Marketing gắn liền với thị trường, mà thị trường luôn biến đổi. Do đó làm Marketing luôn gắn liền với thị trường, làm Marketing phải liên tục, không làm Marketing một lần.
    Marketing bao gồm các chính sách, biện pháp, nghệ thuật, việc vận dụng chúng vào thực tế có thành công hay không là phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp.
    1.5.3 Marketing du lịch
    Hoạt động du lịch mang tính dịch vụ rõ nét, nó chỉ phát triển khi nền kinh tế phát triển. Theo Phillip Kotter dịch vụ được hiểu như sau: Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia thông qua cung ứng hoặc trao đổi, chủ yếu là vô hình hoặc không dẫn đến quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền với sản phẩm vật chất.
     
Đang tải...