Luận Văn phương pháp tính và hạch toán thuế trong các doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phương pháp tính và hạch toán thuế trong các doanh nghiệp

    LỜI MỞ ĐẦU


    Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Việc thực thi một chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này, từ đó tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việt Nam với 92% ngân sách Nhà nước là thu từ thuế thì càng cần phải có các chính sách thuế hoàn chỉnh mà muốn vậy luật thuế đưa ra phải có phương pháp tính thuế hợp lý nhằm đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế kết hợp với việc hạch toán thuế tại các doanh nghiệp phải theo đúng chế độ kế toán, tài chính và qui định của pháp luật. Nếu như trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuế lợi tức, thuế hàng hoá và thuế doanh thu tỏ ra tương đối phù hợp và góp phần không nhỏ vào thu ngân sách Nhà nước thì khi chuyển sang kinh tế thị trường những loại thuế này trở nên không còn phù hợp, mắc phải nhiều nhược điểm. Chính vì vậy, từ đầu những năm 1990, nước ta đã có chủ trương cải cách thuế và đến ngày 1/1/1999 thì cùng một lúc 3 luật thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và một số sửa đổi của luật thuế xuất nhập khẩu có hiệu lực thi hành. Như vậy, có thể nói rằng năm 1999 là năm bước ngoặt trong quá trình cải cách thuế giai đoạn II của nước ta.

    Xét một cách tổng quát thì việc thực thi các loại thuế này nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, tăng thu ngân sách Nhà nước. Dưới góc độ kế toán, “phương pháp tính và hạch toán thuế trong các doanh nghiệp” được xem là yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thành công của việc thi hành các loại thuế này.


    MỤC LỤC




    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 2

    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ 2

    I. KHÁI NIỆM 2

    II. VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2

    1. Vai trò đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước 3

    2. Vai trò làm công cụ điều tiết vĩ mô cơ bản của Nhà nước 3

    III. PHÂN LOẠI THUẾ 5

    1. Căn cứ vào đối tượng chịu thuế 5

    2. Căn cứ vào đối tượng thuế 5

    3. Căn cứ vào mối quan hệ giữa thu nhập và tỷ lệ thuế / thu nhập 6

    IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ 7

    CHƯƠNG II 9

    NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN 9

    MỘT SỐ LOẠI THUẾ 9

    I. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (THUẾ GTGT) 9

    1. Khái quát chung về thuế GTGT 9

    2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 9

    3. Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT: 13

    4. Sổ sách, chứng từ kế toán thuế GTGT 14

    5. Hạch toán thuế GTGT: 15

    II. THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (THUẾ TTĐB) 23

    1. Khái quát về thuế TTĐB 23

    2. Căn cứ tính thuế 23

    3. Hạch toán thuế TTĐB 25

    PHẦN II 29

    TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN MỘT SỐ LOẠI THUẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 29

    I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 29

    1. Những thành tựu đạt được 29

    2. Những vướng mắc tồn tại 31

    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 33

    KẾT LUẬN 30

    MỤC LỤC 31

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...