Báo Cáo Phương pháp tính và động thái chỉ số giá chứng khoán Việt Nam Việt Nam-Index

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương pháp tính và động thái chỉsố giá chứng khoán Việt Nam VN-Index

    LỜI MỞ ĐẦU
    i) Tính cấp thiết của đề tài.
    Nhìn lại chặng đường phát triển 20 năm qua, có thể thấy, những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế đã và đang đơm hoa kết trái. Nhưng dân tộc Việt Nam không nghỉ ngơi trên hành trình tiến tới phồn vinh. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Trong hoàn cảnh ấy, sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 28/07/2000 như là sự đòi hỏi tất yếu, trở thành “điểm hẹn” của những nguồn vốn nhàn rỗi, để rồi phân phối chúng một cách hiệu quả. Mới bước sang tuổi thứ 6, nhưng thị trường chứng khoán non trẻ đã song đã bước đầu góp phần hình thành một mô hình thị trường vốn, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
    Hoạt động của thị trường chứng khoán là hoạt động nhạy cảm, nhiều yếu tố tích cực, song cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Chỉ số giá VN-Index là chỉ số đại diện cho “phong vũ”của cả thị trường. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng dường như VN-Index vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách đúng mức. Chúng ta chưa có những nghiên cứu sâu sắc về bản thân chỉ số này cũng như việc áp dụng nó vào quá trình phân tích biến động giá cổ phiếu và biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Với những lý do trên, cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Phương pháp tính và động thái chỉ só giá chứng khoán Việt Nam VN-Index từ ngày 28/07/2000 đến 25/04/2006 ” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích góp phần tạo nên những căn cứ khoa học và thực tiễn để làm cơ sở cho việc tính toán và vận dụng chỉ số giá VN-Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Trong khuôn khổ một bài chuyên đề thực tập, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế và đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với những vấn đề mang tính chất thực tiễn, nên bài viết không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề hoàn chỉnh hơn và có ý nghĩa với thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
    ii) Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Mục đích của chuyên đề: là phân tích được động thái của thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra một vài dự báo trong tương lai. Cũng như đưa ra một vài khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa một thị trường giàu tiềm năng, một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế, chuyên đề thực tập tốt nghiệp này xem xét các vấn đề sau:
    v Phương pháp tính chỉ số giá nói chung và chỉ số giá VN-Index nói riêng.
    v Những yếu tố ảnh hưởng đến sự liên tục của chuỗi và biện pháp trừ khử.
    v Những đặc điểm cơ bản về chuỗi lợi suất chỉ số giá VN-Index (R.)
    v Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay và những mốc lịch sử quan trọng.
    Đối tượng nghiên cứu: là chuỗi chỉ số giá VN-Index và chuỗi lợi suất chỉ số giá VN-Index (R ) từ ngày 28/07/2000 đến ngày 25/04/2006.
    Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Chuyên đề tập trung phân tích cơ sở lý thuyết từ việc nghiên cứu các phương pháp tính chỉ số giá nói chung và chỉ số giá VN-Index nói riêng. Phân tích các yếu tố gây nên tính không liên tục của chuỗi VN-Index để từ đó đưa ra các biện pháp trừ khử các yếu tố đó khi tiến hành tính toán chỉ số giá VN-Index. Kết hợp với diễn biến thực tế trên thị trường để kiểm nghiệm tính đúng đắn của kết quả phân tích.
    iii) Phương pháp nghiên cứu.
    Dựa trên cơ sở những luận điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước. Bài viết sử dụng phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan. Kết hợp với hai phần mềm xử lý số liệu là EVIEWS và MetaStock để tiến hành tổng hợp phân tích, so sánh và mô hình hóa. Trên cơ sở gắn với thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận chính xác, dần đưa chỉ số giá VN-Index vào việc phân tích cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    iv) Kết cấu của chuyên đề
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên để bao gồm ba phần như sau:
    v Phần 1: “Những vấn đề cơ bản về chỉ số giá chứng khoán Vn-Index” Ở phần này ta đi sâu tìm hiểu các phương pháp tính chỉ số giá nói chung và phương pháp tính chỉ số giá VN-Index nói riêng. Ta cũng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính liên tục của chuỗi chỉ số giá VN-Index và các biện pháp trừ khử những yếu tố đó.
    v Phần 2 :“Phân tích chuỗi lợi suất chỉ số giá chứng khoán VN-Index” Trong phần này ta sẽ đi sâu tìm hiểu bản thân chuỗi lợi suât chỉ số giá VN-Index như phân bố của chuỗi, trung bình, mô hình ARIMA, mô hình ARCH GARCH, các hiệu ứng ảnh hưởng đến biến động của chuỗi lợi suất (R ). Trong phần này có sự hỗ trợ của phần mềm EVIEWS.
    v Phần3:“Động thái chỉ số giá VN-Index từ 28/07/2000 đến 25/04/2006 Trong phần ba, quá trình biến động của chuỗi chỉ số giá VN-Index được chia ra làm 6 thời kỳ. Tại các thời kỳ ta phân tích nguyên nhân gây nên biến động, xu thế của biến động trong thời kỳ đó .Trong phần này có sự hỗ trợ của phần mềm MetaStock.
     
Đang tải...