Báo Cáo Phương pháp thực hiện cuộc vận động "Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy" (Sá

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương pháp thực hiện cuộc vận động "Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy" (Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    1. Lý do chọn đề tài:
    Từ năm học 2005-2006 Trung Ương Đoàn TTNCS Hồ Chí Minh triển khai cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. Đây là cuộc vận động lớn, được triển khai rộng rãi cho Thiếu niên nhi đồng cả nước cùng với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các em thiếu nhi bước vào cuộc vận động với tinh thần thi đua sôi nổi, với quyết tâm cao.
    Với nhiều hình thức triển khai khác nhau, cuộc vận động đã mang nhiều khởi sắc cho phong trào thiếu nhi trên cả nước, trong đó có Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương. Tại Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương, cuộc vận động đã xuyên suốt qua nhiều năm học, được BGH nhà trường và các đoàn thể quan tâm, các anh chị phụ trách và các em thiếu niên tích cực hưởng ứng. Cuộc vận động đã giúp Liên đội tạo nên nhiều phong trào thi đua lập thành tích cao trong học tập và rèn luyện của các em thiếu niên, trong những năm qua Liên đội luôn là một trong những lá cờ đầu của huyện về công tác Đội và phong trò thiếu nhi.
    Trong quá trình triển khai công tác Đội và phong trào thiếu nhi, từ việc thực hiện các phong trào để đi đến kết quả của cuộc vận động giúp Liên đội có nhiều thành công. Là một giáo viên – Tổng phụ trách Đội (GV-TPT) là người chịu trách nhiệm chính của hoạt động của Liên đội về việc triển khai các nội dung, kế hoạch, hướng dẫn của Hội đồng Đội cấp trên về Liên đội, tổ chức cho phụ trách, đội viên của Liên đội thực hiện cuộc vận động, bản thân tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm dẫ đến thực hiện thành công. Vì thế, tôi mạnh dạn trình bày đề tài với mong muốn tâm sự, chia sẽ với đồng nghiệp, những người đang thực hiện vai trò của một GV-TPT Đội để góp sức mình vào công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng, giúp các em phát triển, hoàn thiện nhân cách, góp phần Xây dựng những công dân tương lai gương mẫu cho xã hội.
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã xác định nhiệm vụ là phải tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa cuộc vận động, triển khai thực hiện cuộc vận động. Xây dựng kế hoạch thực hiện từng tuần, tháng, năm, quá trình thực hiện có kiểm tra, đánh giá, rút ra ưu, khuyết điểm, những hạn chế, tồn tại để rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện cuộc vận động hiệu quả hơn.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Dựa trên tài liệu về Lịch sử của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng (TNNĐ) và nội dung giáo dục theo 5 điều Bác Hồ dạy, nghiên cứu về lý thuyết dựa trên tài liệu: Hồ Chí Minh – Giáo dục – Bồi dưỡng Thanh thiếu niên và nhi đồng, nội dung hướng dẫn thực hiện cuộc vận động của Hội đồng Đội các cấp triển khai. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu tôi đã thể hiện trên thực tế ở chính Liên đội của mình để thực hiện đề tài.
    4. Lịch sử chọn đề tài:
    Được ấp ủ từ nhiều năm, rất tâm đắc với cuộc vận động, thấy được nhiều mặt tích cực khi thực hiện nội dung của cuộc vận động, nhiều năm qua Liên đội trường THCS Nguyễn Tri Phương đã đạt thành tích cao, được công nhận là “Liên đội mạnh cấp tỉnh”, năm học 2008-2009 được công nhận là Liên đội mạnh được đề nghị Hội đồng Đội Trung Ương tặng Bằng Khen.
    Năm học 2009-2010 với vai trò là một GV-TPT Đội, cùng với năm thứ tư thực hiện tiếp tục nội dung cuộc vận động, đặc biệt là thực hiện nội dung “Hành trình Đội em mang tên Bác Hồ kính yêu”, thiếu nhi toàn Liên đội tiếp tục giữ vững thành tích, triển khai sâu rộng và thực hiện hiệu quả cuộc vận động. Ban chỉ huy Liên đội, BCH Chi đội, các anh chị phụ trách hiểu rõ và xác định nhiệm vụ giáo dục đạo đức thông qua việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
    Đề tài tuy không mới tuy nhiên khai thác về tư tưởng Hồ Chí Minh trong 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng trong giáo dục và thực hiện nội dung cuộc vận động là vấn đề luôn mới mẻ. Bởi lẽ tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc mà phạm vi của đề tài không khai thác hết được. Giáo dục thiếu niên nhi đồng qua 5 điều Bác Hồ dạy cần người tổ chức giáo dục có sự sáng tạo, mô hình phù hợp, Xây dựng chương trình có tính nhân văn cao, có giá trị đạo đức thuyết phục.
    Tôi vẫn mong sao có một điều gì đó trong kinh nghiệm những năm thực hiện nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” tại Liên đội mình trao đổi với đồng nghiệp của tôi, những người đang làm nhiệm vụ của một GV-TPT Đội để có thêm một chút kinh nghiệm giáo dục học sinh qua 5 điều Bác Hồ dạy.
    5 Cơ sở lý luận:
    Trong lời tựa của cuốn Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt Nam đã trích lời của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương – Nước CHXHCNVN:
    “Từ trước đến nay, qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, lúc nào Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhà nước cũng ân cần chăm lo sự nghiệp đào tạo, giáo dục các thế hệ thiếu nhi Việt Nam trở thành những công dân gương mẫu, những chiến sĩ cách mạng kiên cường, góp phần cùng cha anh không ngừng phấn đấu cho lý tưởng Độc lập – Tự do và chủ nghĩa xã hội”.
    “Đội thiếu niên đã đạt được những thành tích xuất sắc trong giáo dục và rèn luyện thiếu niên nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy, góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Các cuộc vận động, các phong trào hoạt động bổ ích, hấp dẫn của Đội luôn được dấy lên rộng khắp, sôi nổi, qua đó làm nảy nở nhiều gương sáng, nhiều tài năng nhỏ tuổi góp phần làm rạng rỡ gương mặt của Tổ Quốc ta”
    “Tôi mong rằng Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các anh chị phụ trách, các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ hãy giúp thiếu niên, nhi đồng cả nước đọc Lịch sử Đội, noi gương những tấm gương học tập và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi để phấn đấu, rèn luyện xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ”.
    Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý thiếu niên nhi đồng, Bác rất quan tâm giáo dục các em, Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà nên phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì vậy, một người giáo viên Tổng phụ trách Đội cần trau dồi và thấm nhuần tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thiếu nhi, chính vì lẽ đó giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác dạy là nhiệm vụ cần thiết.
    Từ nhận thức trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi luôn coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giúp các em hiểu sâu sắc về 5 điều Bác dạy, về nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, không phải là thuộc 5 điều Bác dạy mà phải giúp các em hiểu rõ, thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ của mình, càng thực hiện càng thấm nhuần tư tưởng giáo dục thiếu niên nhi đồng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.
    Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy chính là quán triệt tốt tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thế hệ trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục, điều này đã xác định trong “Luật giáo dục” của nước ta. Hiểu rõ tầm quan trọng đó vì thế, Liên đội đã tập trung công tác tuyên truyền vận động Đội viên - Học sinh hưởng ứng tích cực nội dung cuộc vận động, giúp các em hiểu được ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động, từ đó hướng dẫn hành động bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi, thời gian hợp lý, để từ đó các em thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
    Theo tôi, để hoàn thành thắng lợi chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi hàng năm, ngoài việc học Sinh học tập tốt, rèn luyện tốt, cần duy trì thực hiện hiệu quả các hoạt động Xã hội để các em được trưởng thành lớn lên trong phong trào, tạo tính Phát triển toàn diện, nâng cao kỹ năng sống cho các em, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.



    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    1. Lý do chọn đề tài:
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    4. Lịch sử chọn đề tài:
    5 Cơ sở lý luận:
    II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU:

    III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
    1. Những định hướng khắc phục:
    2. Biện pháp:
    IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
     
Đang tải...