Luận Văn Phương pháp thống kê trong P.tích chỉ tiêu cơ bản phản ánh quá trình CNH - HDH nông nghiệp, nông thô

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 18/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phần Mở đầu

    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Công nghiệp - thủ công là một ngành sản xuất quan trọng ở tất cả các quốc gia. Hầu hết các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế cao đều là các nước có nền công nghiệp phát triển và hiện đại. Đối với nước CHDCND Lào là một nước đang phát triển, muốn trở thành một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao thì không thể bỏ qua vấn đề phát triển nền kinh tế đất nước thành nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế.
    Ngành công nghiệp - thủ công có phát triển thì mới tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, từ đó sẽ làm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế, làm cho mức sống của con người ngày càng được cải thiện. Sản xuất công nghiệp - thủ công cũnglà một trong những cơ sở yếu tố quan trọng để chính phủ dựa vào đó điều tiết nền kinh tế đất nước theo những đường lối chính sách của mình.
    Đối với nước Lào việc phát triển sản xuất công nghiệp - thủ công trong thời kỳ đổi mới và mở cửa hiện nay có một ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nó quyết định sự thắng lợi của đường lối lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách Mạng Lào đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy vấn đề phát triển sản xuất công nghiệp - thủ công cũng được nhấn mạnh trong các văn kiện đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, cũng như các chủ trương chính sách của Chính Phủ Lào
    Việc phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp - thủ công của CHDCND Lào trong quá khứ, nhất là trong những năm vừa qua trên cơ sở dự báo tình hình phát triển ngành công nghiệp - thủ công trong những năm tới có một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất ngành công nghiệp - thủ công nói riêng và phát triển kinh tế quốc dân nói chung. Chính vì vậy tôi đã chọn vấn đề tài: “Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển công nghiệp - thủ công ở CHDCND Lào giai đoạn 1985 - 1989 và dự báo giai đoạn 1999 - 2005” làm đề tài luận án nghiên cứu của mình.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
    1/ Thông qua việc vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích diễn biến tình hình phát triển công nghiệp trong những năm qua ( 1990 - 1998), sự chênh lệch về tốc độ phát triển công nghiệp giữa các vùng của nước Cộng hoà DCND Lào.
    2/ Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào trong những năm 1990 - 1998
    3/ Dự báo tình hình phát triển sản xuất công nghiệp của CH DCND Lào trong giai đoạn 1999 - 2005.
    4/ Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất công nghiệp của nước CH DCND Lào trong giai đoạn 1999 - 2005.

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài :
    Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển công nghiệp ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

    4. Các phương pháp nghiên cứu :
    * Sử dụng các phương pháp phân tích thống để nghiên cứu như :
    - Phương pháp phân bổ
    - Phương pháp bảng số liệu thống kê
    - Phương pháp phân tích dãy số thời gian
    - Phương pháp dự báo dựa trên một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
    - Phương pháp chỉ số

    5. Những đóng góp của luận án :
    Nghiên cứu hoàn thiện các khái niệm, các phạm trù liên quan đến tình hình phát triển công nghiệp - thủ công quốc doanh ở CHDCND Lào.
    - Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển ngành CN - TCQD.
    - Nghiên cứu mối quan hệ sản xuất của doanh nghiệp đến tình hình phát triển của giá trị tổng sản lượng.
    - Các giải pháp để cải thiện tình hình sản xuất, các kiến nghị về nghiệp vụ thống kê trong phân tích tình hình phát triển CN - TC quốc doanh.
    Vì khả năng có hạn chế, chắc chắn luận văn có nhiều phần thiếu sót, tiếng nói chưa giỏi, cho nên mong các bạn, các cô, các thầy góp ý để bản luận án của tôi được tốt hơn.

    6. Luận án được hoàn thành gồm 3 chương (ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận).
    Chương I: Thực trạng phát triển công nghiệp - thủ công ở CHDCND Lào giai đoạn 1985 - 1989.
    Chương II: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê sử dụng trong phân tích và dự báo tình hình phát triển công nghiệp - thủ công.
    Chương III: Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển công nghiệp - thủ công ở CHDCND Lào giai đoạn 1985 - 1989 và dự báo giai đoạn 1999 - 2005.



    Chương I
    Thực trạng phát triển công nghiệp - thủ công ở CHDCND Lào giai đoạn 1985 - 1989

    1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHIỆP - THỦ CÔNG.
    Công nghiệp - thủ công là một lĩnh vực sản xuất vật chất cấu thành nền sản xuất - xã hội. Nó bao gồm các hoạt động khai thác tài nguyên, chế biến chúng thành các sản phẩm và sửa chữa các vật phẩm bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.
    Ngành công nghiệp - thủ công là một lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Với những đặc trưng tiên tiến về mọi mặt như: quan hệ sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tạo điều kiện cho con người có việc làm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quan hệ quản lý và là ngành chỉ đạo với các ngành kinh tế quốc dân khác. Ngành công nghiệp - thủ công có tác dụng rất lớn, nó thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài ở CHDCND Lào đều chủ trương đầu tư phát triển ngành công nghiệp - thủ công hiện đại về mọi mặt. Chỉ khi nào xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại đạt tốc độ phát triển cao thì mới tạo tiền đề cho nền kinh tế đất nước phát triển một cách nhanh chóng và vững chắc.
    Ngành công nghiệp - thủ công ở CHDCND Lào với sự tham gia của các doanh nghiệp công nghiệp - thủ công thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Các doanh nghiệp công nghiệp - thủ công được thành lập, được đăng ký kinh doanh đúng với luật định của Nhà nước. Đó là những đơn vị kinh tế, cơ sở có quyền tự chủ trong kinh doanh, có quyền trực tiếp quản lý và sử dụng các nguồn lực để sản xuất ra các loại hàng hoá để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
    Ngành công nghiệp - thủ công tồn tại với nhiều hình thức cụ thể là: doanh nghiệp Nhà nước, tổ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần . Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia thành làm 2 khu vực lớn : quốc doanh và ngoài quốc doanh.
    - Công nghiệp - thủ công ngoài quốc doanh gồm các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của gia đình, cá nhân và các tổ chức kinh tế khác. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không được nhà nước đầu tư nhưng được khuyến khích tự đầu tư lấy, được ngân hàng cho vay vốn, được phép tham gia liên doanh trong nước và nước ngoài để thu hút vốn. Các loại doanh nghiệp này có thể cũng được nhà nước trợ giúp vốn khi tiến hành sản xuất kinh doanh những mặt hàng nằm trong mục tiêu chiến lược của nhà nước. Mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đều thuộc quyền quyết định của cá nhân, tư nhân. nhà nước không có quyền can thiệp sâu vào nội bộ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc loại kinh doanh này vì mục tiêu lợi nhuận là chính.
    - Công nghiệp - thủ công quốc doanh gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước là chủ đầu tư, là chủ của tài sản do đó nhà nước có quyền quyết định phương hướng kinh doanh, quyết định biên chế, quyết định việc thành lập, tồn tại và giải thể doanh nghiệp. Ban giám đốc và các thành viên trong doanh nghiệp là những người thay mặt cho Nhà nước có quyền sử dụng các tài sản của doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu sinh lợi nhuận và thực hiện những nhiệm vụ nhà nước giao cho trên cơ sở đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

    1.1.2. Tầm quan trọng của công nghiệp - thủ công quốc doanh đối với nền kinh tế.
    Thể hiện trên các mặt sau :
    Sản xuất ra hàng hoá dịch vụ công nghiệp - thủ công phục vụ cho toàn xã hội. Đây là lĩnh vực sinh lời thấp nhất, nhưng rất cần thiết đối với các thành phần kinh tế khác.
    - Hoạt động sản xuất những dụng cụ, phương tiện phục vụ cho an ninh quốc phòng của đất nước. Được Nhà nước đầu tư vốn và những hoạt động này, phục vụ cho mục tiêu của nhà nước là chính.
    - Hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - thủ công mũi nhọn như ngành công nghiệp - thủ công có công nghệ kỹ thuật hiện đaị, ngành khai thác thế mạnh về tài nguyên của đất nước. Có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, và các công nghiệp - thủ công chủ yếu như: công nghiệp - thủ công chế biến lương thực, công nghiệp - thủ công năng lượng, những ngành này giúp Nhà nước ổn định được nền kinh tế, tránh được những biến động lớn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...