Tiểu Luận phương pháp thảo luận sử dụng ở việc giảng dạy Địa lý 6

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- ĐẶT VẤN ĐỀ

    I. LỜI MỞ ĐẦU.

    Nhiệm vụ của nhà trường THCS trong giai đoạn hiện nay là phải hình thành cho những thế hệ học sinh những cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người mới mà Đảng và nhà nước ta đã nhấn mạnh là “Cần phải có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ văn hóa phát triển, có hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ và có kiến thức tốt” .để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

    Với chức năng của mình, nhà trường phổ thông chỉ có thể hoàn thành được nhiệm vụ đó có kết quả bằng việc tổ chức giáo dục thông qua việc giảng dạy các môn học. Cho đến nay việc tổ chức dạy học theo trường, theo lớp trong nhà trương phổ thông vẫn là hình thức chủ yếu.

    Môn Địa lý cũng như các môn học khác dạy trong nhà trường phổ thông đều có một số tiết nhất định được quy định theo chương trình của từng lớp, từng cấp học.

    Tuy nhiên do đặc điểm của môn Địa lý là có sự quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, với các hoạt động sản xuất trong xã hội, nên các hình thức tổ chức dạy học địa lý cũng có nhiều điểm khác biệt với một số môn học khác ở chỗ: Nó vừa có hình thức dạy học trong lớp, vừa có hình thức dạy học ngoài lớp.

    Ngoài hai hình thức trên, hình thức thảo luận là hình thức tổ chức dạy học trung gian giữa trong và ngoài lớp. Hình thức này đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị ý kiến về vấn đề nhất định, rồi tiến hành thảo luận. Buổi thảo luận của học sinh THCS thường được tiến hành ngay trong tiết học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên hoặc của một học sinh do giáo viên chỉ định.

    Hình thức thảo luận thường được áp dụng ở các lớp từ THCS trở lên. Nó có tác dụng rõ rệt đến việc giúp học sinh mở rộng kiến thức, bày tỏ thái độ, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở phân tích, nhận xét phát triển tư duy khoa học, rèn luyện phương pháp nghiên cứu, lập luận, trình bày vấn đề.

    Dạy học nhóm là hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc, kết quả làm việc theo nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

    Dạy học nhóm còn được sử dụng bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay hình thức hợp tác của dạy học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo nhiệm vụ cần gải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng. Khi không cần phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạy học cụ thể thì dạy học nhóm trong nhiều tài liệu cũng được gọi là phương pháp dạy học nhóm.

    Dạy học nhóm được áp dụng cho nhiều vấn đề, nội dung giảng dạy của môn học Địa lý. Tuy nhiên đối với các vấn đề có cấu trúc tương tự nhau, nhưng có liên quan với nhau về cấu trúc chung, mỗi nhóm độc lập giải quyết một vấn đề, hoặc các vấn đề tổng hợp đòi hỏi tính khái quát cao thì dạy học nhóm phù hợp hơn cả.

    Hơn nữa mục tiêu giáo dục hiện nay rất chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh ở tất cả các khối lớp, mà không có một biện pháp nào đem lại kết quả khả quan bằng phương pháp thảo luận nhóm. Qua phương pháp này giúp các em rèn luyện các kĩ năng sống như: tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân

    Với cương vị là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy chương trình lớp 6, tôi nhận thấy môn học Địa lý ở lớp 6 rất trừu tượng, có nhiều vấn đề khó, hơn nữa mới bước sang cấp học mới, cách học mới nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, tự ti, không dám trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình. Kiến thức khó, trừu tượng, đặc biệt trong chương trình có nhiều bài thực hành rèn luyện kĩ năng, nếu chỉ để giáo viên giảng, hướng dẫn thì các em sẽ bị động và không tiếp thu được. Hơn nữa sự tưởng tượng của trò có một khoảng cách xa với sự tưởng tượng của thầy nên vận dụng phương pháp thảo luận giúp các em cùng một mức độ hiểu biết nếu trao đổi trình bày cho nhau dưới sự hướng dẫn của thầy giúp các em sẽ hiểu bài nhanh hơn. Tôi thấy việc tập cho các em có khả năng giao tiếp, hợp tác trong học tập, tìm hiểu kiến thức và đặc biệt là khả năng trình bày trước đám đông là rất cần thiết. Một lí do nữa là tập cho các em làm quen dần với các phương pháp mới ngay từ khi các em vừa bước sang cấp học mới thì đến những lớp học cao hơn các em sẽ vận dụng thành thạo phương pháp học này thì giáo viên cũng đỡ vất vả trong việc tổ chức học nhóm ở các năm học sau.

    II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

    1.Thực trạng.

    Từ trước đến nay, thảo luận chỉ được coi là một biện pháp hỗ trợ cho việc học tập ở ngoài lớp của học sinh. Thực ra, phương pháp cho học sinh thảo luận ở trên lớp có tác dụng rất tốt cho việc phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Đồng thời, quá trình thảo luận dước sự hướng dẫn của giáo viên cũng tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức cũng như có thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh.

    Trước đây thường quan niệm phương pháp thảo luận là một phương pháp thích hợp với các học sinh lớn tuổi ở các lớp cuối cấp trong các trường phổ thông. Tuy nhiên, trong nhà trường của chúng ta, phương pháp này còn ít sử dụng và đặc biệt là rất ít được sử dụng ở việc giảng dạy Địa lý 6. Có nhiều nguyên nhân giải thích tình hình này. Có thể là do thời gian eo hẹp, sự sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lý, cơ sở vật chất thiếu thốn (phòng, lớp không đủ cho các nhóm học sinh thảo luận) v.v Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do phương pháp này chưa được chú trọng đúng mức, không được coi như một phương pháp dạy học chính thức ở trên lớp. Và các giáo viên giảng dạy ở lớp 6 thường ngại các em còn nhỏ, bài học dài, kiến thức khó nên có thể nói thường sử dụng biện pháp thuyết trình cũ mà chưa quan tâm đến việc phát huy tính tích cực của các em.Tôi là một giáo viên đã giảng dạy nhiều năm ở lớp 6 tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi tiến hành phương pháp dạy học này. Và chính những chăn trở đó đã trở thành động lực để tôi viết nên đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...