Luận Văn Phương pháp tập mức không lưới cơ sở toán học và khả năng ứng dụng trong ngành kỹ thuật dầu khí

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Độ tin cậy và tính thiết thực của việc mô phỏng một quá trình vật lý không
    những phụ thuộc vào mô hình toán học mô tả quá trình, thường ở dạng những phương trình vi
    phân, mà còn phụ thuộc vào độ chính xác và tính hiệu quả của phương pháp số dùng để giải
    các phương trình vi phân đó. Bài báo này trình bày cơ sở lý thuyết một phương pháp số mới
    mang tên phương pháp Tập mức Không lưới (Meshless Level set method) trong đó những tính
    năng ưu việt của 2 nhóm phương pháp không lưới (meshless) và tập mức (level set) được tích
    hợp để giải các bài toán biên di động. Một số bài toán mẫu giải bằng phương pháp này được
    trình bày trong bài báo để minh họa cho độ chính xác và tính hiệu quả của nó cũng như khả
    năng ứng dụng của phương pháp trong ngành kỹ thuật dầu khí.
    1. GIỚI THIỆU
    Đa số mô hình toán mô tả một quá trình vật lý thường ở dạng các phương trình vi phân. Đối
    với bài toán đa biến, ta có các phương trình vi phân riêng phần. Việc tìm nghiệm của những
    phương trình này nói chung là phức tạp nên thông thường không thể dùng phương pháp giải
    tích được. Thay vào đó, người ta sử dụng các phương pháp số để tìm nghiệm gần đúng của
    chúng. Hiện nay các phương pháp số được sử dụng phổ biến gồm có phương pháp sai phân hữu
    hạn (finite difference method - FDM), phần tử hữu hạn (finite element method - FEM), khối
    hữu hạn (finite volume method - FVM), v.v . Xin xem [Tannehill et al. (1997), Chung
    (2002)] để biết thêm chi tiết. Các phương pháp này được gọi chung là phương pháp rời rạc hóa
    theo không gian. Đối với các bài toán phụ thuộc thời gian, ta cần thêm công cụ số để rời rạc
    hóa phương trình vi phân theo biến thời gian. Xin xem [Quarteroni and Valli (1994),
    Quarteroni et al. (2000)] để biết thêm chi tiết về các phương pháp này.
    Nếu như các phương pháp FDM, FEM, FVM, v.v rời rạc hóa phương trình vi phân trên
    cơ sở chia nhỏ miền tính toán thành một lưới (mesh) gồm những phần tử ràng buộc lẫn nhau
    trên lưói theo những nguyên tắc xác định (ta gọi chung các phương pháp này là nhóm phương
    pháp dựa vào lưới) thì đối với các phương pháp không lưới, miền tính toán được chia thành
    một tập hữu hạn các điểm rời rạc, có thể bố trí tùy ý (unstructured) và không có bất kỳ mối
    ràng buộc nào về vị trí tương đối giữa chúng trong quá trình tính toán. Kết quả là các phương
    pháp không lưới rất thích hợp cho các bài toán có biến dạng lớn (như trong cơ học rạn nứt)
    hoặc các bài toán có biên di động (như dự đoán quá trình điền khuôn đúc hoặc mô phỏng mặt
    tiến dầu-nước/khí-dầu trong quá trình bơm ép/thu hồi tăng cường dầu) trong khi đối với các
    phương pháp dựa vào lưới, việc giải các bài toán này sẽ rất phức tạp (đôi khi làm giảm độ
    chính xác của lời giải) do phải thường xuyên điều chỉnh lưới bị biến dạng trầm trọng. Có nhiều
    phương pháp không lưới [Kansa (1990a,b), Aluri (2002)], trong đó có phương pháp Indirect
    Radial Basis Function Networks (IRBFN) [Mai-Duy and Tran-Cong (2001,2003)] dùng để giải
    các phương trình vi phân không lệ thuộc thời gian. Phương pháp này gần đây đã được mở rộng
    để giải các bài toán phụ thuộc thời gian [Mai-Cao and Tran-Cong (2003,2004,2005)].
    Các phương pháp số để giải bài toán biên di động đã và đang được các nhà nghiên cứu quan
    tâm vì tính phức tạp của bản thân các biên di động (moving boundaries). Có hai nhóm phương
    pháp số được sử dụng cho các bài toán dạng này: Nhóm phương pháp dựa trên lưới di động và
    nhóm phương pháp sử dụng lưới cố định. Phương pháp Tập mức (level set method) thuộc
    Science & Technology Development, Vol 9, No.11- 2006
    Trang 80
    nhóm phương pháp thứ hai, do Osher and Sethian (1988) đề xuất. Phương pháp này ban đầu
    được thiết lập để sử dụng với nhóm các phương pháp dựa vào lưới như FDM, FEM, FVM
    [Sethian (1999), Osher and Fedkiw (2003)]. Trong bài báo này, phương pháp tập mức được
    triển khai trên nền tảng của phương pháp không lưới IRBFN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...