Chuyên Đề Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 24/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH MINH HOẠ TRONG
    DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN 6
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
    1. Cơ sở lý luận
    Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo Luật giáo dục (1998) là:
    - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở học sinh.
    - Bồi dưỡng phương pháp tự học.
    - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
    - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
    Bốn định hướng này có liên quan chặt chẽ, trong đó định hướng đầu tiên là căn bản.
    Để học sinh lĩnh hội được tri thức một cách tốt nhất cần hướng học sinh vào "hoạt động tích cực". Tức là học sinh phải được trực tiếp tìm hiểu, khám phá vấn đề. Mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời mới về sự sáng tạo. Bộ môn Ngữ văn 6 đang trên con đường đổi mới cũng phải tuân theo quy luật đó. Dạy học theo phương pháp đổi mới phải thực sự lấy "học sinh làm trung tâm", coi hoạt động của học sinh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất trong việc dạy và học. Học sinh được hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để lĩnh hội tri thức học sinh có thể đọc, phân tích văn bản thông qua hoạt động chỉ đạo của giáo viên. Bên cạnh đó học sinh được mở rộng, khắc sâu kiến thức bằng các phương tiện dạy học và giáo viên sử dụng: máy chiếu, tranh ảnh, biểu bảng, phiếu thảo luận . Giữa văn bản, phương tiện dạy học với học sinh có tác động qua lại với nhau tạo môi liên hệ chặt chẽ, hoàn chỉnh, thống nhất (học sinh là người khám phá, tìm hiểu; văn bản là cánh cửa; phương tiện dạy học là chìa khoá).
    2. Cơ sở thực tiễn
    Trong những năm qua, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 trường THCS Thiệu Dương. Bản thân tôi luôn cố gắng phát huy tính tự giác, tích cực ở học sinh theo tinh thần đổi mới. Một phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng nhằm nâng cao nhiệm vụ dạy học, đó là việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Ngữ văn 6.
    Với tinh thần "bám sát sách giáo khoa, lấy sách giáo khoa là phương tiện dạy học cơ bản", tôi đã cố gắng phát huy tối đa phương tiện dạy học này. Ngoài ra Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã hỗ trợ thêm một số bức tranh, còn các phương tiện dạy học khác như: Phiếu thảo luận, sơ đồ, biểu bảng . tự giáo viên chuẩn bị. Để có được các phương tiện dạy học bổ sung buộc giáo viên phải tự sáng chế (ví dụ máy chiếu được thay thế bằng bảng phụ, giấy khổ to, vẽ thêm một số bức tranh minh hoạ, .).
    Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên khiến tôi chọn viết sáng kiến "Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn Ngữ văn 6".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...