Thạc Sĩ Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 10 PTTH tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công

    nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các

    nước trong khu vực và trên thế giới, từ nhiều năm nay, nước ta đã đề cập đến

    việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học.

    Các phương pháp day học truyền thống – lấy giáo viên làm trung tâm đang

    dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực – lấy

    học sinh làm trung tâm. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp

    trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp trực

    quan và phương pháp thực hành là các phương pháp dạy học tích cực đang

    được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng. Bởi vì:

    - Trước đây, các nhà phương pháp dạy học địa lí và các nhà địa lí học

    nổi tiếng của Liên Xô như: N.Nbaranxiki, A.C Barcov, V.P Buđanov .và

    nhiều người khác cho rằng: muốn dạy học địa lí có kết quả tốt thì tính trực

    quan trong dạy học là điều rất cần thiết.

    - Gần đây, các nhà phương pháp nổi tiếng của các nước khác như:

    I.I.Alecne, I.D.Dvere .và các nhà phương pháp của Việt Nam nói chung, cũng

    như các nhà phương pháp dạy học địa lí nói riêng, khi nghiên cứu về phương

    pháp dạy học tích cực cũng cho rằng, phương pháp trực quan tích cực hơn

    phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành tích cực hơn phương pháp trực

    quan trong dạy học địa lí. Như vậy phương pháp trực quan, phương pháp thực

    hành trên kênh hình được các nhà phương pháp đánh giá rất cao trong giảng

    dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.

    Ngoài kiến thức địa lí được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái

    niệm, thì các kiến thức địa lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất đa dạng,

    chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy

    học địa lí.

    Trong chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10, hệ thống kiến thức địa

    lí tàng trữ ở kênh hình bao gồm:

    + Các loại hình bản đồ: Qủa Địa Cầu, bản đồ treo tường, bản đồ trong

    sách giáo khoa, bản đồ trong át lát, bản đồ câm

    + Các loại tranh ảnh, hình vẽ và bảng biểu

    + Các loại phim ảnh, video clip, phim hình chiếu .

    Khi lên lớp, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khai thác hết kiến

    thức ở kênh chữ và kênh hình. Do đó, học sinh cần phải hiểu rõ và nắm chắc

    kiến thức mà giáo viên đã hướng dẫn ở trên lớp. Sự phối hợp biểu hiện kiến

    thức trên kênh chữ của các nhà biên soạn sách giáo khoa và sự khai thác triệt

    để kiến thức ở kênh chữ và kênh hình của giáo viên và học sinh đã tạo điều

    kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan sinh động hơn, giúp

    cho việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng hơn và lưu giữ kiến thức trong kí ức

    bền chặt hơn, chắc chắn hơn.

    Thực tiễn việc dạy học địa lí tại các trường trung học phổ thông hiện

    nay cho thấy: việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại

    ở mức độ đơn thuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẩn cho học

    sinh khai thác hết nguồn tri thức phong phú và bổ ích này. Vì vậy, học sinh

    tiếp thu bài giảng một cách máy móc, hời hợt, khả năng vận dụng kiến thức

    vào thực tế còn hạn chế. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phương pháp sử

    dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT Tỉnh Thái Nguyên theo

    hướng tích cực”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...