Tiểu Luận Phương pháp soạn giáo án điện tử trong giảng dạy vật lý 7

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lí do chọn đề tài:

    - Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và khoa học kĩ thuật được áp dụng nhiều như ngày nay, việc dạy học theo phương pháp cũ không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học. Do đó, việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là 1 trong những cách làm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đó.

    - Muốn học sinh hiểu rõ, nắm vững thì trong mỗi tiết dạy chúng ta phải kết hợp nhuần nhuyễn đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học lồng ghép vào trong mỗi tiết dạy. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy môn Vật lý cấp THCS là môn học có rất nhiều nội dung cần các hình ảnh trực quan, các thí nghiệm mô tả hiện tượng, các câu hỏi trắc nghiệm sẽ đem lại hiệu qua cao nếu ta ứng dụng CNTT vào giảng dạy.- Thực hiện được điều này đòi hỏi bản thân giáo viên phải có kiến thức cơ bản về tin học, biết thu thập thông tin từ Internet, cách sử dụng các phần mềm tiện ích.

    II. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:

    1. Đối tượng nghiên cứu:

    - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 7A5, 7A6 trường THCS Thị Trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

    - Thực hiện tiết dạy môn vật lí lớp 7 khối THCS.

    2. Phương pháp nghiên cứu:

    - Nghiên cứu tài liệu.

    - Điều tra, dự giờ, thực nghiệm.

    3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:

    - Nội dung bài giảng được minh họa bằng những âm thanh và hình ảnh sống động.

    - Những thí nghiệm, những tranh ảnh minh họa được động hóa.

    - Trong một tiết học có thể sử dụng được nhiều hình thức truyền đạt: Biểu đồ, tranh ảnh, sơ đồ, phim.

    4. Hiệu quả áp dụng:

    - Học sinh tỏ ra thích thú và tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn.

    - Học sinh dễ hình dung và hiểu bài nhanh hơn.

    - Tăng tính chủ động học tập của học sinh.

    - HS ghi bài chủ động và có nhiều thời gian suy nghĩ để trả lời câu hỏi giáo viên nêu ra.

    - Dễ dàng hình dung các vấn đề trừu tượng, hứng thú và nhớ lâu hơn cho học sinh.

    - Giáo viên và học sinh tiếp cận với thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, nâng cao dần chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh.

    - Tạo nên một tác phong lao động mới của người GV trong lĩnh vực cơng nghệ thông tin.

    5. Phạm vi áp dụng:

    Lớp 7A5, 7A6 trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...