Luận Văn Phương pháp so sánh băng thông còn trống trên các đường truyền

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 12/6/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.2 Giới thiệu đề tài (Tại sao lại làm đề tài này)
    Sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay đã mang đến rất nhiều cơ hội và thách thức cho người dùng cũng như các doanh nghiệp. Tầm ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của nền kinh tế là vô cùng lớn lao, từ các trường học, bệnh viện, các xí nghiệp nhà máy đâu đâu cũng bắt gặp các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ. Có thể nói việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong học tập, sản xuất giúp cho đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì sự phát triển đó đã thúc đẩy nhu cầu cuộc sống của con người ngày đòi hỏi cao hơn. Để đáp ứng lại nhu cầu đó các nhà lãnh đạo, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp đang phải đau đầu vì các khó khăn và thách thức đặt ra cho mình :
     Giảm thiểu chi phí đầu tư các thiết bị cơ sở hạ tầng nhưng vẫn phải đảm bảo được tính ổn định và nhu cầu hoạt động của các dịch vụ.
     Có thể thử nghiệm các công nghệ mới đồng thời cũng cho phép tái sử dụng các tài nguyên và công nghệ cũ, giúp giảm thiểu một cách tối đa sự lãng phí về tài nguyên.
     Có thể thay đổi một cách linh hoạt theo yêu cầu của thị trường, luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng để thích ứng một cách mềm dẻo với các yêu cầu của khách hàng mà chỉ cần tốn một khoảng phí chuyển đổi nhỏ nhất có thể.
    Có rất nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề trên như : giảm thiểu nguồn nhân lực, cải thiện hệ thống các thiết bị máy chủ của công ty, cắt giảm lương của nhân viên Nhưng liệu các giải pháp đó có thể sử dụng được lâu dài và có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp với sự thay đổi chóng mặt của thị trường. Các giải pháp đều không thỏa đáng và không làm hài lòng được các nhà lãnh đạo. Nhưng kể từ khi “ảo hóa” ra đời nó như là một “công cuộc cách mạng trong tư tưởng” của các nhà lãnh đạo cũng như những người làm về lĩnh vực công nghệ thông tin. Chỉ vì một lý do đơn giản là “ảo hóa” có thể đáp ứng và giải quyết được các khó khăn và vướng mắc mà các công ty, doanh nghiệp gặp phải chỉ với một chi phí nhỏ nhưng mang lại những hiệu quả không tưởng. Đó là lý do vì sao trong thời gian gần đây “ảo hóa” đang là một đề tài “nóng hổi” được giới công nghệ thông tin cũng như các doanh nghiệp hết sức quan tâm trên các diễn đàn, báo chí cũng như trong các cuộc trao đổi, thảo luận trong cuộc sống thường ngày.
    Nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ “ảo hóa” trong thực tiễn cuộc sống. Thông qua quá trình tìm hiểu được trên báo, đài, truyền hình, internet về điện toán đám mây và công nghệ ảo hóa nhóm đã tiến hành xây dựng và hình thành trong suy nghĩ tạo nên một sản phẩm từ công nghệ ảo hóa để giúp ích được cho xã hội và thiết thực hơn là giúp ích được cho chính việc học tập của mình. Ý tưởng đó lớn dần theo từng ngày và cuối cùng nhóm đã quyết định triển khai và xây dựng một mô hình ảo hóa máy tính trong phòng thí nghiệm sau đó đưa nó lên Portal để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các công ty và hơn nữa là người dùng có thể sử dụng nhằm giúp ích cho công việc của mình mà không phải lo lắng đến các khó khăn hiện hành. Và những nghiên cứu, triển khai, xây dựng mô hình đó cũng là tên đề tài của khóa luận tốt nghiệp của nhóm với tên : “Nghiên cứu và xây dựng Portal hỗ trợ quản lý môi trường điện toán đám mây”.


    Mục Lục
    Mục Lục vi
    Danh Mục Hình Ảnh x
    Chương 1 – Mở Đầu 1
    1.1 Giới thiệu chung 1
    1.2 Giới thiệu đề tài 6
    1.3 Nội dung luận văn 8
    Chương 2 - Giới Thiệu Về Tính Toán Đám Mây 10
    2.1 Giới thiệu về tính toán đám mây 10
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10
    2.1.2 Định nghĩa điện toán đám mây 12
    2.1.3 Lợi ích của điện toán đám mây 14
    2.2 Kiến trúc tính toán đám mây 15
    2.2.1 Sofware as a Service (phần mềm như một dịch vụ) 16
    2.2.2 Platform as a Service (nền tảng như một dịch vụ) 17
    2.2.3 Sofware Infrastructure as a Service (nền tảng phần mềm như một dịch vụ) 17
    2.2.4 Hardware Infrastructure as a Service (nền tảng phần cứng như một dịch vụ) 18
    2.3 Phân loại các hệ thống đám mây 18
    2.3.1 Đám mây doanh nghiệp (Private Cloud) 18
    2.3.2 Đám mây chung (Community Cloud) 19
    2.3.3 Đám mây công cộng (Public Cloud) 20
    2.3.4 Đám mây lai (Hybrid Cloud) 21
    Chương 3 - Giới Thiệu Về Ảo Hóa 23
    3.1 Giới thiệu về ảo hóa 23
    3.2 Phân loại ảo hóa 24
    3.2.1 Ảo hóa hệ thống lưu trữ (Storage Virtualization) 25
    3.2.2 Ảo hóa hệ thống mạng (Network Virtualization) 26
    3.2.3 Ảo hóa ứng dụng (Application Virtualization) 30
    3.2.4 Ảo hóa hệ thống máy tính 32
    3.3 Ưu điểm và khuyết điểm 43
    3.3.1 Ưu điểm 43
    3.3.2 Khuyết điểm 43
    3.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 43
    Chương 4 – Giới Thiệu Các Môi Trường Ảo Hóa 45
    4.1 Môi trường ảo hóa VMware Server 45
    4.1.1 Giới thiệu về VMware Server 45
    4.1.2 Lợi ích của VMware Server 46
    4.1.3 Cách thức hoạt động của VMware Server 48
    4.2 Môi trường ảo hóa VMware ESXi 48
    4.2.1 Giới thiệu về VMware ESXi 48
    4.2.2 Các phiên bản của VMware ESXi 49
    4.2.3 Đặc điểm cần lưu ý của VMware ESXi 51
    4.3 Môi trường ảo hóa KVM ( Kernel – base virtual machine ) 52
    4.3.1 Giới thiệu về KVM 52
    4.3.2 Kiến trúc của KVM 53
    4.3.3 Mô hình thực thi của KVM 57
    Chương 5 – Giới Thiệu Công Cụ Quản Lý Ảo Hóa OpenNebula 59
    5.1 Lịch sử phát triển 59
    5.2 Giới thiệu 60
    5.3 Chức năng của OpenNebula 61
    5.3.1 Quản lý đám mây 62
    5.3.2 Khả năng mở rộng 63
    5.3.3 Tính năng và lợi ích sản xuất 64
    Chương 6 – Triển Khai Hệ Thống Quản Lý Đám Mây 66
    6.1 Mô hình triển khai lý thuyết 66
    6.2 Mô hình triển khai thực tiễn 67
    Chương 7 – Triển Khai Portal 71
    7.1 Giới thiệu sơ lược 71
    7.2 Tính năng của từng trang trong Portal 72
    7.2.1 Trang chủ 72
    7.2.2 Thuê máy ảo 75
    7.2.3 Kiểm tra 76
    7.2.4 Hướng dẫn 78
    7.2.5 Liên hệ 79
    7.2.6 Admin 80
    7.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu của Portal 83
    7.3.1 Bảng máy ảo 83
    7.3.2 Bảng người dùng 84
    7.3.3 Bảng vai trò 84
    Chương 8 – Kết Luận và Hướng Phát Triển 85
    8.1 Kết luận 85
    8.2 Hướng phát triển 86
    Tài Liệu Tham Khảo 87
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...