Tiểu Luận Phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá Cầu cho học sinh bậc THCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

    Tháng 3 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân khỏe mạnh là góp phần làm cho cả nước khỏe mạnh. Vì thế tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước”.
    Trong hoạt động giảng dạy của các nhà trường hiện nay, đặc biệt là trường THCS. Môn thể dục (TD) chiếm một vị trí khá quan trọng, đây là một môn học có nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh ( HS ), giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện để trở thành con người thời đại mới.
    Sự phát triển toàn diện của con người được hiểu là sự phát triển hài hoà ở 3 yếu tố cơ bản : Trí năng – Thể năng – Tâm năng. Thời đại CNH – HĐH đòi hỏi con người nhân văn – con người công nghệ mới trên cơ sở phát triển Đức dục – Trí dục – Mỹ dục, thì nhất thiết giáo dục sức khoẻ phải là vấn đề hàng đầu của con người trong một xã hội phát triển.
    Dựa trên kiến thức về xã hội học. Ta thấy, thể dục thể thao (TDTT) ra đời từ thời cổ đại và nó được thể hiện rõ nét ở lịch sử các kỳ Đại hội OLEMPIC. Thế vận hội OLEMPIC đã xuất hiện từ 776 năm trước Công nguyên. Như vậy từ thời kỳ cổ đại con người đã coi giáo dục sức khoẻ là vấn đề hàng đầu của mọi hoạt động tự nhiên và xã hội; như thế nó phát triển liên tục theo nhịp điệu của thời gian, theo sự phát triển của loài người, con người càng tiến hoá, càng hiện đại bao nhiêu thì vấn đề giáo dục sức khoẻ càng quan trọng bấy nhiêu.
    Trở lại với lĩnh vực giảng dạy bộ môn TD ( giáo dục sức khoẻ ) ở trường THCS. Nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể như: Tư thế ngay ngắn, cơ thể phát triển cân đối, nâng cao khả năng chức phận của cơ thể như: Tăng cường trao đổi chất, rèn luyện thần kinh thăng bằng, phát triển hợp lí các tố chất thể lực. Môn TD là môn học hầu hết các học sinh rất hứng thú, say mê, đặc biệt đặc biệt là môn thể thao Đá cầu.
    - Ở Việt Nam Đá cầu có từ xa xưa và được ông cha ta dùng làm phương tiện quan trọng để rèn luyện sức khoẻ cũng như thể lực và võ thuật cho quân sĩ. Nó cũng đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức vui chơi giải trí lành mạnh vào các dịp Lễ hội. Đá cầu là một trong số ít môn thể thao không cần điều kiện sân bãi dụng cụ phức tạp đắt tiền. Học sinh có thể tự làm được , ngoài ra đá cầu còn là nội dung không thể thiếu được trong hội khoẻ Phù Đổng. Và đặc biệt hơn gần đây tại Seagame 21 tổ chức tại Việt Nam môn Đá cầu đã được đưa vào thi đấu chính thức và các đấu thủ Việt Nam chúng ta đã dành được nhiều thứ hạng cao trong khu vực và chúng ta còn dành được nhiều thứ hạng trên phạm vi toàn thế giới.
    Vì vậy đưa môn thể thao đá cầu vào học chính khoá trong môn học Thể dục tại trường THCS là một điều cần thiết, nhằm rèn luyện cho học sinh sự nhanh nhẹn, khéo léo , đầu óc tư duy sáng tạo trong thi đấu. Qua đó nhằm đào tạo phát huy bồi dưỡng tài năng cho hội khoẻ Phù Đổng và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
    Như vậy để có một nền TDTT phát triển tốt cả về chất và lượng người ta cần phải thực hiện từ gốc. Từ người tập và cụ thể trước tiên là từ thế hệ trẻ Thanh, Thiếu niên chủ nhân tương lai của Đất nước.Từ rèn luyện kỹ năng Đá cầu cho HS, cũng là rèn luyện cái gốc của nền văn hoá TDTT tiên tiến. Giải quyết vấn đề này bằng “ phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu cho HS bậc THCS ” . Là tên Sáng Kiến Kinh Nghiệm cũng là vấn đề tôi toàn tâm, toàn ý nghiên cứu và bằng các biện pháp chuyên môn cụ thể để TDTT phải được rèn luyện cùng với kỹ năng có ý nghĩa của khoa học bộ môn Thể Dục – Giáo Dục – Sức Khoẻ.
    Vì vậy bản thân là một GV được đào tạo chính quy cơ bản để giảng dạy môn TD, qua 6 năm kinh nghiệm tôi quyết định nghiên cứu Sáng Kiến Kinh Nghiệm “ Phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu cho học sinh bậc THCS ” với mong muốn trước tiên là giúp cho các bài giảng của tôi đạt kết quả cao, bài học của HS sẽ phong phú hơn. Đặc biệt là trang bị cho các em hệ thống các bài tập, động tác, trò chơi, phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu, giúp cho nền tảng của văn hoá TDTT phát triển chắc chắn và toàn diện hơn nói chung và HS trường THCS Hán Đà nói riêng.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    Sáng Kiến Kinh Nghiệm “ Phương pháp rèn luyện kỹ năng Đá cầu cho học sinh bậc THCS ” , với mục đích thông qua giờ TD chính khoá, nhằm tạo cho HS phương pháp tích cực chủ động trong tập luyện TDTT. Nhằm hướng dẫn các em HS trường THCS phương pháp tập luyện Đá cầu bằng cách tạo cho các em hứng thú tập luyện TDTT, hướng dẫn các em những bài tập, động tác rèn luyện kỹ năng Đá cầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...