Tiểu Luận Phương pháp rèn luyện kỹ năng chạy cho học sinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Lí DO CHọN Đề TàI :
    Trong hoạt động giảng dạy của các nhà trường hiện nay, đặc biệt là trường THCS. Môn thể dục (TD) chiếm một vị trí khá quan trọng, đây là một môn học có nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh ( HS ), giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện để trở thành con người thời đại mới.
    Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ IV, ban chấp hành TW khoá VII, nguyên tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: “ Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội, đồng thời là mục đích của chủ nghĩa xã hội ”.
    Sự phát triển toàn diện của con người được hiểu là sự phát triển hài hoà ở 3 yếu tố cơ bản : Trí năng – Thể năng – Tâm năng. Thời đại CNH – HĐH đòi hỏi con người nhân văn – con người công nghệ mới trên cơ sở phát triển Đức dục – Trí dục – Mỹ dục, thì nhất thiết giáo dục sức khoẻ phải là vấn đề hàng đầu của con người trong một xã hội phát triển.
    Dựa trên kiến thức về xã hội học. Ta thấy, thể dục thể thao (TDTT) ra đời từ thời cổ đại và nó được thể hiện rõ nét ở lịch sử các kỳ đại hội OLEMPIC. Thế vận hội OLEMPIC đã xuất hiện từ 776 năm trước Công nguyên. Như vậy từ thời kỳ cổ đại con người đã coi giáo dục sức khoẻ là vấn đề hàng đầu của mọi hoạt động tự nhiên và xã hội; như thế nó phát triển liên tục theo nhịp điệu của thời gian, theo sự phát triển của loài người, con người càng tiến hoá, càng hiện đại bao nhiêu thì vấn đề giáo dục sức khoẻ càng quan trọng bấy nhiêu.
    Trở lại với lĩnh vực giảng dạy bộ môn TD ( giáo dục sức khoẻ ) ở trường THCS. Nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể như: Tư thế ngay ngắn, cơ thể phát triển cân đối, nâng cao khả năng chức phận của cơ thể như: Tăng cường trao đổi chất, rèn luyện thần kinh thăng bằng, phát triển hợp lí các tố chất thể lực. Môn TD là môn học hầu hết các học sinh rất hứng thú, say mê, đặc biệt là các em có năng khiếu về TDTT.
    Thực tế môn TD trong trường THCS, mỗi khối lớp bao gồm 70 tiết học thì trong đó dành riêng cho môn chạy là 14 tiết, trong đó 8 tiết là chạy nhanh ( chạy cự li ngắn ), và 6 tiết là chạy bền, riêng chạy bền được dàn đều ra cả năm học. Nhung trên thực tế, ta cũng biết bất cứ một môn thể thao nào dù chuyền thống hay hiện đại khi luyện tập cũng cần đến kỹ năng chạy của người tập. Như Bóng đá tới 80% là chạy, Cầu Lông hơn 70% là sử dụng đến chạy và nhiều môn thể thao khác. Vậy thực tế ta thấy “chạy” là môn phải nói là quan trọng hàng đầu của TDTT cũng như đời sống đời sống hằng ngày.
    Như vậy để có một nền TDTT phát triển tốt cả về chất và lượng người ta cần phải thực hiện từ gốc. Từ người tập và cụ thể trước tiên là từ thế hệ trẻ Thanh, Thiếu niên chủ nhân tương lai của Đất nước.Từ rèn luyện kỹ năng chạy cho HS, cũng là rèn luyện cái gốc của nền văn hoá TDTT tiên tiến. Giải quyết vấn đề này bằng “ phương pháp rèn luyện kỹ năng chạy cho HS bậc THCS ” . Là tên Sáng Kiến Kinh Nghiệm cũng là vấn đề tôi toàn tâm, toàn ý nghiên cứu và bằng các biện pháp chuyên môn cụ thể để TD - Chạy, hay Chạy – TD phải được rèn luyện cùng với kỹ năng có ý nghĩa của khoa học bộ môn Thể Dục – Giáo Dục – Sức Khoẻ.
    Vì vậy bản thân là một GV được đào tạo chính quy cơ bản để giảng dạy môn TD tôi quyết định nghiên cứu Sáng Kiến Kinh Nghiệm “ Phương pháp rèn luyện kỹ năng chạy cho học sinh bậc THCS ” với mong muốn trước tiên là giúp cho các bài giảng của tôi đạt kết quả cao, bài học của HS sẽ phong phú hơn. Đặc biệt là trang bị cho các em hệ thống các bài tập, động tác, trò chơi, phương pháp rèn luyện kỹ năng Chạy, giúp cho nền tảng của văn hoá TDTT phát triển chắc chắn và toàn diện hơn nói chung và HS trường THCS Hán Đà nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...