MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 4 1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 4 1.1. Khái niệm hệ thống thông tin (information system) 4 1.2. Khái niệm hệ thống thông tin quản lý 7 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 9 2.1. Hoạt động của một hệ thống thông tin quản lý 9 2.2. Các loại tài nguyên trong hệ thống thông tin 10 3. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP 12 3.1. Những loại hình hệ thống thông tin doanh nghiệp cần quan tâm 13 3.2. HTTT kế toán (Accounting Information System - AIS) 16 3.3 Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) 19 3.4 Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) 21 CHƯƠNG II: VỊ THẾ CỦA COBIT GIỮA NHỮNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN NAY 25 1. GIẢI PHÁP NÀO CHO NHỮNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CNTT HIỆN NAY? 26 1.1 Chiến lược CNTT của quốc gia 26 1.2 Chiến lược ứng dụng Công nghệ thông tin của doanh nghiệp 27 1.3 Phương pháp nào có ưu thế trong tiếp cận và lập chiến lược CNTT? 29 2. TỔNG QUAN NHỮNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ, ĐÁNH GIÁ CNTT HIỆN NAY VÀ ƯU THẾ CỦA COBIT 32 2.1 Phương pháp quản trị và đánh giá ITIL 36 2.2 Phương pháp quản trị và đánh giá CMMi 42 2.3 Phương pháp quản trị và đánh giá ISO 17799 45 2.4 Phương pháp quản trị và đánh giá COBIT 45 2.5 So sánh chung về các phương pháp quản trị và đánh giá trên 45 CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ HTTT COBIT 45 1. TỔNG QUAN VỀ COBIT 45 1.1. Giới thiệu 45 1.2. lịch sử phát triển 45 1.3. Các phiên bản: 45 1. 4. Nhiệm vụ COBIT 45 1.5. Tư tuờng COBIT 45 1.6. Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng COBIT 45 2. CẤU TRÚC COBIT 45 2.1 Thành phần COBIT 45 2.2. Phạm vi, Quy trình, Mục tiêu kiểm soát 45 3. QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA COBIT 45 3.1. Cách thức xây dựng quy trình 45 3.2. Ví dụ về xây dựng quy trình 45 CHƯƠNG IV: TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG COBIT 45 1. GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP COBIT 45 1.1. Giới thiệu về công ty thực hiện ứng dụng phương pháp COBIT 45 1.2. Những khó khăn hiện tại trong hoạt động kinh doanh của công ty InforWay 45 1.3. Xác định phạm vi và đánh giá hiện trạng 45 1.4. Những chiến lược phát triển CNTT của công ty 45 2. QUẢN TRỊ VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CNTT 45 2.1. Nhận định quy trình hoạt động và hướng triển khai xây dựng CNTT trong doanh nghiệp 45 2.2. Hoạch định và tổ chức dự án xây dựng chiến lược CNTT 45 2.3. Tiến trình và ra quyết định 45 2.4. Hỗ trợ và triển khai dịch vụ ứng dụng CNTT 45 2.5. Kiểm soát và đánh giá 45 3. NGHIÊN CỨU RỦI RO, NHỮNG CHÚ Ý VÀ BÀI HỌC 45 TỔNG KẾT 45 GIỚI THIỆU CHUNG Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện tại và tương lai, việc xây dựng một hệ thống thông tin hỗ trợ và tạo lợi thế cạch tranh cho các tổ chức doanh nghiệp là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, một hệ thống thông tin thế nào là tốt? Hệ thống thông tin có thể phù hợp với tổ chức này nhưng có phù hợp với tổ chức khác không? Và hệ thống thông tin dùng trong doanh nghiệp đang “chuẩn” ở mức nào? Cần tiến tới mục tiêu nào để tạo lợi thế cạnh tranh so với các tổ chức, doanh nghiệp khác? . Để trả lời được các nhà quản lý phải trang bị một phương pháp quản trị và đánh giá hệ thống thông tin doanh nghiệp của mình. Một phương pháp tốt sẽ quản trị và đánh giá hệ thống thông tin của doanh nghiệp tốt, xác định được vị trí hiện tại và mục tiêu cần tiến đến của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo thành công hơn Trải qua những kinh nghiệm trong nhiều năm và đã tổng hợp thành những phương pháp quản trị hữu ích, đến nay thế giới có một số phương pháp quản trị phổ biến như: ITIL, COBIT, ISO17799/ ISO27001, CMMi, COSO, PMBOX Đề tài này tìm hiểu về COBIT, là một trong những phương pháp đó, tuy còn khá xa lạ với Việt Nam nhưng phương pháp này có nhiều tính ưu việt, nhất là tính ứng dụng rộng, phù hợp với nhiều tổ chức, kinh doanh. Và phương pháp COBIT hiện đang là phương pháp hàng đầu trong sự lựa chọn của đa số tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới. Khái quát nội dung đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chuyên đề này gồm 4 phần: Phần I: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý: Phần đầu tiên này mang đến người đọc những khái niệm về HTTT, giới thiệu chung về thành phần của HTTT. Bên cạnh đó sẽ đưa ra vai trò của CNTT đối với HTTT .Và thông qua những HTTT hữu ích (HTTT có sự tham gia của CNTT) đang được triển khai trong những tổ chức doanh nghiệp hiện nay (ví dụ: HTTT kế toán, HTTT CRM, HTTT ERP ) để nêu bật lên vị trí quan trọng mang tính chiến lược của một HTTT áp dụng CNTT vào quản lý và hoạt động. Tuy nhiên con đường để tiến tới thành công của một HTTT hữu ích không phải dễ dàng, đã có nhiều bài học kinh nghiệm, những khó khăn được đưa ra. Điều này dẫn đến sự cấp thiết có một phương pháp hướng dẫn xây dựng những HTTT tốt, phù hợp với doanh nghiệp. Kết thúc phần này, chúng ta sẽ đặt ra một hỏi: Cần phương pháp nào để triển khai xây dựng HTTT thành công? Phần II: Vị thế của COBIT giữa những phương pháp quản trị và đánh giá hiện nay: Mở đầu phần này bằng 2 bài toán về xây dựng HTTT của quốc gia và doanh nghiệp ở nước ta để nhận định rằng phương pháp COBIT giải quyết được 2 bài toán đó. Bước khởi đầu là bước khó khăn nhất, và ở đây tiếp cận chính là bước đầu tiên để xây dựng HTTT thành công, phương pháp COBIT có quy trình trong bước tiếp cận bởi vậy COBIT sẽ là phương pháp có những bước tiến vững chắc ngay từ ban đầu. Có thể nào việc chọn COBIT là chủ quan? Bằng cách giới thiệu các phương pháp hàng đầu hiện nay trên thế giới như ITIL, CMMI, ISO và kết thúc bằng sự so sánh giữa các phương pháp đó với COBIT một lần nữa khẳng định vị trí hàng đầu của phương pháp quản trị và đánh giá COBIT, ưu thế của COBIT cũng là vượt trội. Thiết thực nhất là COBIT đảm bảo giải quyết được 2 bài toán về quốc gia và doanh nghiệp, đồng thời trả lời cho câu hỏi ở phần 1, “phương pháp COBIT là phương pháp để triển khai và xây dựng HTTT thành công !”. Kết thúc phần 2 thúc đẩy chúng ta đến công việc nghiên cứu phương pháp quản trị và đánh giá COBIT. Phần III: Giới thiệu phương pháp quản trị và đánh giá COBIT: Tập trung đi sâu vào tìm hiểu phương pháp quản trị và đánh giá COBIT. COBIT xuất phát từ đâu? Gồm thành phần nào và quy trình hoạt động của COBIT diễn ra như thế nào? Đây là phần nghiên cứu về phương pháp COBIT và tìm hiểu cách ứng dụng phương pháp COBIT. Phần 2 và 3 đã nêu lên ưu thế và chức năng, thành phần của phương pháp COBIT nhưng quan trọng là nó được dùng thế nào vào thực tiễn? Câu trả lời sẽ đến ở phần 4. Phần IV: Triển khai ứng dụng phương pháp quản trị và đánh giá COBIT: Triển khai COBIT với việc xây dựng chiến lược phát triển CNTT ở công ty InforWay. Mang đến những bài học, chú ý khi triển khai xây dựng hệ thống thông tin và áp dụng cách quản trị, đánh giá của COBIT vào quá trình xây dựng để đảm bảo sự thành công của chiến lược CNTT trong doanh nghiệp đó. Phần này trả lời cho câu hỏi “Dùng COBIT thế nào?”. Bên cạnh đó là những khó khăn, thử thách mà phương pháp COBIT cũng như một số phương pháp khác gặp phải. Nêu lên khó khăn để chú ý và khắc phục là cách đảm bảo thành công khi xây dựng chiến lược phát triển CNTT trong doanh nghiệp, tổ chức. Kết luận: Tổng kết lại những ý chính và nêu ý nghĩa của tiểu luận về phương pháp quản trị, đánh giá COBIT.