Luận Văn Phương pháp quản lý sinh viên của cán bộ lớp K48 - K49 Bộ môn Khoa học quản lý - trường Đại học Khoa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC A - PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Lý do chọn đề tài . 4
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
    3. Vấn đề nghiên cứu . 6
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
    5. Phương pháp nghiên cứu . 7
    6. Giả thuyết nghiên cứu 7
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn . 7
    8. Kết cấu đề tài . 8
    B – NỘI DUNG
    Chương 1 : Các phương pháp quản lý và việc sử dụng phương pháp quản lý
    của cán bộ lớp trong trường đại học 9
    1. Phương pháp quản lý . 9
    (1). Quản lý 9
    (2). Phương pháp quản lý 11
    (3). Những yếu tố ảnh hưởng tới phương pháp quản lý . 14
    2. Tính tất yếu của việc sử dụng PP một cách khoa học trong công tác
    quản lý SV của CBL 16
    (1). Cán bộ lớp . 16
    (2). Việc sử dụng phương pháp QL SV của CBL . 17

    Chương 2 : Phương pháp quản lý SV của CBL K48-K49 Bộ môn KHQL và
    trình tự xây dựng phương pháp quản lý SV hiệu quả 18
    1. Việc xây dựng phương pháp QL SV của CBL K48-K49 KHQL 18
    (1). Lớp K48 Khoa học quản lý . 24
    (2). Lớp K49 Khoa học quản lý . 29
    2. Xây dựng phương pháp quản lý phù hợp với SV 32
    C – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 37
    Phiếu thăm dò ý kiến . 39
    Danh mục tài liệu tham khảo . 40
    A – PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài :
    Trong thời gian qua ở Việt Nam, thực tế đã cho thấy đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình độ quản lý, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Đỗ Mười đã nhấn mạnh : “Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, thay đổi, trẻ hoá cán bộ, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ. Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ”. Nhiệm vụ mà đồng chí Đỗ Mười đã đề cập bên trên không đơn giản mà đòi hỏi phải thực hiện trong một quá trình lâu dài và tốn nhiều công sức. Trong các trường đại học, cao đẳng, một bộ phận sinh viên cũng đang thực hiện công tác quản lý, đó là cán bộ lớp – những người trực tiếp quản lý sinh viên. Cán bộ lớp có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thực hành quản lý. Nếu được quan tâm, bồi dưỡng đúng mức, đội ngũ này sẽ phát huy được năng lực quản lý và hoàn toàn có khả năng trở thành những cán bộ quản lý kế cận chất lượng. Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Cơ chế phối hợp hoạt động giữa Ban cán sự lớp - Ban chấp hành chi Đoàn - Ban chấp hành chi Hội lớp K48 Bộ môn Khoa học quản lý - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm học 2003 - 2004”, chúng tôi nhận thấy rằng ngoài việc xây dựng một cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả giữa ba ban trong lớp, cán bộ lớp cũng cần phải sử dụng phương pháp quản lý sinh viên một cách khoa học, phù hợp với đối tượng quản lý.
    Phương pháp quản lý là vấn đề năng động nhất trong quản lý và thể hiện nghệ thuật quản lý. Như vậy, phương pháp mà cán bộ lớp sử dụng để quản lý sinh viên là rất quan trọng. Phương pháp phù hợp với thực tế lớp học và tâm lý sinh viên sẽ là động lực thúc đẩy tập thể lớp đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện, tạo nên một “bầu không khí hữu ích” để khơi dậy sự nhiệt tình, tích cực của các thành viên trong lớp. Ngược lại, phương pháp không thích hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lớp học đó, cũng như hạn chế những khả năng tiềm ẩn của các thành viên trong lớp.
    Hiện nay, hầu hết cán bộ lớp tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn chưa có sự tìm hiểu sâu sắc về phương pháp quản lý sinh viên, cũng như tâm lý sinh viên. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu phương pháp quản lý sinh viên của cán bộ lớp các lớp K48 và K49 Khoa học quản lý. Đây là những lớp sinh viên được đào tạo để trở thành cán bộ quản lý. Môi trường của những lớp học này được coi là môi trường thực tập, thực hành quản lý của những cán bộ quản lý tương lai. Cán bộ lớp có điều kiện áp dụng những kiến thức quản lý được học vào thực tiễn. Những kết quả, kinh nghiệm mà họ thu được trong quá trình hoạt động sẽ ảnh hưởng lớn đối với năng lực quản lý và chất lượng công việc trong tương lai.
    Với những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học : “Phương pháp quản lý sinh viên của cán bộ lớp K48 - K49 Bộ môn Khoa học quản lý - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm học 2004 – 2005”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
    2.1. Mục đích nghiên cứu :
    Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu các phương pháp mà chủ thể quản lý lớp học (K48 - K49 KHQL) sử dụng. Mục đích cao nhất mà đề tài hướng tới là hỗ trợ cán bộ lớp đạt kết quả cao trong việc quản lý sinh viên.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
    - Chứng minh tính tất yếu của việc sử dụng phương pháp trong công tác quản lý của cán bộ lớp.
    - Nêu lên và đánh giá việc sử dụng phương pháp quản lý sinh viên của các cán bộ lớp K48 và K49 – Bộ môn Khoa học quản lý - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm học 2004 - 2005.
    - Chứng minh tính cấp thiết và tất yếu của việc xây dựng phương pháp quản lý hợp lý của cán bộ lớp đối với sinh viên. - Đưa ra trình tự xây dựng phương pháp quản lý của cán bộ lớp phù hợp với SV. 3. Vấn đề nghiên cứu :
    Vấn đề nghiên cứu chúng tôi đưa ra ở đây là : “Cán bộ lớp nên lựa chọn và sử dụng phương pháp quản lý như thế nào để phù hợp với đặc điểm của tập thể lớp mình?”
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp quản lý của cán bộ lớp các lớp K48 và K49 QL.
    - Khách thể nghiên cứu là các cán bộ lớp K48 – K49 KHQL trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các lớp K48 và K49 KHQL trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trong năm học 2004 –2005.


    5. Phương pháp nghiên cứu :
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
    - Phương pháp điều tra xã hội học.
    6. Giả thuyết nghiên cứu :
    - Phương pháp quản lý sinh viên của các cán bộ lớp hiện nay chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn và việc quản lý sinh viên còn dựa trên kinh nghiệm.
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn :
    7.1. Ý nghĩa lý luận :
    Về lý luận, chúng tôi xây dựng khái niệm mới về thuật ngữ “quản lý” và “cán bộ lớp”. Đồng thời, đề tài nhấn mạnh đến mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động quản lý và tâm lý đối tượng quản lý. Hiện tượng tâm lý của đối tượng quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý.
    7.2. Ý nghĩa thực tiễn :
    Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu khoa học này nếu thành công sẽ góp phần giúp đỡ đội ngũ cán bộ lớp K48 – K49 Bộ môn KHQL nói riêng và trường Đại học KHXH&NV nói chung xác định và xây dựng phương pháp quản lý sinh viên hiệu quả, phù hợp với đối tượng quản lý.
    8. Kết cấu của đề tài :
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có các nội dung :
    Chương I : Phương pháp quản lý và việc sử dụng phương pháp quản lý của cán bộ lớp trong trường đại học.
    1. Các phương pháp quản lý.
    (1) Quản lý
    (2) Phương pháp quản lý.
    (3) Các yếu tố ảnh hưởng tới phương pháp quản lý.
    2. Tính tất yếu của việc sử dụng phương pháp một cách khoa học trong công tác quản lý sinh viên của cán bộ lớp.
    (1) Cán bộ lớp.
    (2) Việc sử dụng phương pháp quản lý sinh viên của cán bộ lớp.
    Chương II : Phương pháp quản lý sinh viên của cán bộ lớp K48 – K49 Bộ môn KHQL và trình tự xây dựng phương pháp quản lý sinh viên hiệu quả
    1. Việc sử dụng phương pháp quản lý sinh viên của cán bộ lớp K48 – K49 Bộ môn KHQL.
    (1) Lớp K48 KHQL
    (2) Lớp K49 KHQL
    2. Xây dựng phương pháp quản lý phù hợp với sinh viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...