Tiểu Luận Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của đảng cộng sản việt nam trong cuộc kháng chiến chống lại t

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Ác Niệm, 31/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    A- mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài
    2. lịch sử vấn đề
    3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
    4. Phương pháp nghiên cứu
    5. ý nghĩa đề tài
    6. Cấu trúc đề tài

    B- Nội dung

    Chương 1 Lý luận chung về phương pháp cách mạng

    1.1. Khái niệm chung về phương pháp cách mạng
    1.2. Tầm quan trọng của phương pháp cách mạng
    1.3. Một số đặc điểm quy định phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

    Chương 2 Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

    2.1. xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến, nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến
    2.1.1. xây dựng hậu phương vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa
    2.1.2. xây dựng căn cứ địa kháng chiến
    2.2 Tổ chức lực lượng toàn dân kháng chiến
    2.3. Kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
    2.4. Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, phối hợp với đấu tranh quân sự, chính trị trong cuộc kháng chiến

    Chương 3 Những thành công của Đảng cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân pháp (1941-1945)

    3.1 Nhân tố cơ bản giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến chống Thực dân Pháp.
    3.2 Giá trị lý luận và thực tiễn về kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng.
    C. Kết luận
    Tài liệu tham khảo

    A- mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài

    Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để lại cho dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm tự hào to lớn. Thắng lợi đó trước hết là thắng lợi của ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đồng thời là thắng lợi của đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Ngày nay, nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, không ngoài mục đích nêu cao niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, của một Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Mặt khác giúp chúng ra rút ra những kinh nghiệm, những bài học quý báu cho công tác thực tiễn. Một trong những bài học có giá trị lớn nhất là: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

    Với đường lối chính trị, phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân, tạo nên một thế trận cả nước đánh giặc, phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

    Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bài học đó vẫn giữ nguyên giá trị của về mặt lý luận và thực tiễn, chúng ta muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, không những phải có một đường lối chính trị đúng đắn mà còn phải có phương pháp để huy động sức người, sức của trong và ngoài nước, nhằm phát huy sức mạnh dân tộc, tranh thủ sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

    Tôi chọn đề tài “Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” với dụng ý tìm hiểu và đi sâu vào nghiên cứu, thấy rõ vai trò của Đảng trong lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
    Lựa chọn đề tài này với ý tưởng từ phương pháp cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta rút ra cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay một phương pháp cách mạng đúng đắn trong điều kiện mới, góp phần xây dựng đất nước cùng thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

    2. lịch sử vấn đề

    Đã có nhiều bài viết, tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau về nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh nhân dân của Đảng cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Trong cuốn: “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” gồm 2 tập. Bộ quốc phòng: Viện lịch sử quân sự Việt Nam, NXB quân đội nhân dân-Hà Nội-1994 đã đê cập đến chi tiết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong đó nhấn mạnh vai lãnh đạo của Đảng.

    Trong cuốn “Tổng kết kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học”. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị, NXB chính trị quốc gia-Hà Nội-1996 đã tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
    Sách “lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” tập II, NXB chính trị quốc gia-Hà Nội-1997, viết về: Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cách mạng Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh bàn về: An toàn khu Trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
    Tuy nhiên, các tác phẩm, đề tài bàn về phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Vì vậy tôi chọn đề tài này với mục đích bàn về phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Pháp một cách toàn diện.

    3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

    Đề tài tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp mà Đảng đã sử dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh giá thành quả của việc thực hiện phương pháp đó, nhằm giúp thế hệ ngày nay và mai sau rút ra được phương pháp cách mạng đúng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bỏ về tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời góp phần làm tăng thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm, biết trân trọng, kế tục và phát huy tinh thần cách mạng cha anh để lại.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-LêNin, tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp để trình bày, lý giải các sự kiên lịch sử, các hình thức và phương pháp cách mạng được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một cách có luận cứ khoa họa và cơ sở thực tiễn.

    5. ý nghĩa đề tài

    Bằng kết quả đạt được, đề tài có thể phát triển hơn cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm nâng cao hơn tri thức trong khóa học.

    6. Cấu trúc đề tài

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài gồm ba chương.
    Chương 1: Lý luận chung về phương pháp cách mạng.
    Chương 2: Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
    Chương 3: Những thành công của Đảng cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...