Đồ Án Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng và ứng dụng vào bài toán quản lý

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    1.1. Khái niệm phân tích thiết kế hệ thống thông tin
    Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ qua lại với nhau cùng hoạt
    động hướng đến một mục tiêu chung thông qua việc tiếp nhận các đầu vào và sản
    xuất các đầu ra nhờ một quá trình chuyển đổi được tổ chức.
    Hệ thống thông tin là một tập hợp gồm nhiều thành phần mà mối liên hệ
    giữa các thành phần này cũng như liên hệ giữa chúng với các hệ thống khác là liên
    hệ thông tin với nhau.
    Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin là phương pháp được sử dụng để
    tạo ra và duy trì hệ thống thông tin nhằm thực hiện các chức năng cơ bản như lưu
    trữ và xử lý các thông tin, dữ liệu.
    Mục tiêu chính của phân tích thiết kế hệ thống là cải tiến hệ thống cấu trúc,
    điển hình là qua ứng dụng phần mềm, có thể giúp đỡ các nhân viên hoàn tất các
    công việc chính của doanh nghiệp được dễ dàng và hiệu quả hơn.
    Phân tích thiết kế hệ thống thông tin được dựa trên :
    Sự hiểu biết về các mục tiêu, các cấu trúc và các quy trình của tổ chức.
    Kiến thức để triển khai công nghệ thông tin nhằm mang lại lợi ích cho
    doanh nghiệp
    Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là phương pháp luận để xây dựng và
    phát triển hệ thống thông tin bao gồm các lí thuyết, mô hình, phương pháp và các
    công cụ sử dụng trong quá trình phân tích và thiết kế hệ thống.
    1.2. Các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin
    1.2.1. Phương pháp phân tích thiết kế hướng cấu trúc (SATD-Structured
    Analysis and Design Technique)
    Phương pháp này xuất phát từ Mỹ, ý tưởng cơ bản là Phân rã một hệ thống
    lớn thành các hệ thống con đơn giản. SADT được xây dựng dựa trên 7 nguyên lý:
    Sử dụng một mô hình
    Phân tích kiểu Top-down
    Dùng một mô hình chức năng và một mô hình quan niệm (còn được gọi
    là “mô hình thiết kế”) để mô tả hệ thống
    Thể hiện tính đối ngẫu của hệ thống
    Sử dụng các biểu diễn dưới dạng đồ hoạ
    Phối hợp các hoạt động của nhóm
    Ưu tiên tuyệt đối cho hồ sơ viết.
    Công cụ để phân tích:
    Sử dụng sơ đồ chức năng công việc BFD (Business Function
    Diagram) và lưu đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram)
    Mô hình dữ liệu (Data Modes)
    Ngôn ngữ có cấu trúc SL (Structured Language)
    Từ điển dữ liệu (Data Dictionary)
    Bảng và cây quyết định (Warnier/orr)
    Đặc tả các tiến trình (Process Specification).
    Phương pháp phân tích thiết kế SADT có ưu điểm là dựa vào nguyên lý
    phân tích có cấu trúc, thiết kế theo lối phân cấp, bảo đảm từ một dữ liệu vào sản
    xuất nhiều dữ liệu ra. Nhược điểm này là không bao gồm toàn bộ các tiến trình
    phân tích do đó có thể đưa đến tình trạng trùng lặp thông tin.
    1.2.2. Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng
    1.2.2.1 Ý tưởng
    Ý tưởng cơ bản của việc tiếp cận hướng đối tượng là phát triển một hệ
    thống bao gồm các đối tượng độc lập tương đối với nhau. Mỗi đối tượng bao hàm
    trong nó cả dữ liệu và các xử lý tiến hành trên các dữ liệu này được gọi là bao gói
    thông tin. Ví dụ khi đã xây dựng một số đối tượng căn bản trong thế giới máy tính
    thì ta có thể chắp chúng lại với nhau để tạo ứng dụng của mình.
    1.2.2.2 Ưu điểm của mô hình hướng đối tượng.
    Đối tượng độc lập tương đối: che dấu thông tin, việc sửa đổi một đối tượng
    không gây ảnh hưởng lan truyền sang đối tượng khác.
    Những đối tượng trao đổi thông tin được với nhau bằng cách truyền thông
    điệp làm cho việc liên kết giữa các đối tượng lỏng lẻo, có thể ghép nối tùy ý, dễ
    dàng bảo trì, nâng cấp, đảm bảo cho việc mô tả các giao diện giữa các đơn thể bên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...