Luận Văn Phương pháp phân tích lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    Mục lục


    Lời mở đầu . 1
    Chương I: Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền
    kinh tế thị trường 3
    I. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh
    của doanh nghiệp 3
    1. Khái niệm 3
    2. Nội dung lợi nhuận . 4
    3. Vai trò của lợi nhuận 5
    II. Phương pháp xác định lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
    trong doanh nghiệp 8
    1. Phương pháp xác định lợi nhuận 8
    2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 11
    2.1 Yêu cầu của việc phân phối lợi nhuận doanh nghiệp 11
    2.2 Trình tự phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp . 11
    III. Kế hoạch hoá lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện
    lợi nhuận doanh . 13
    1.Kế hoạch hoá lợi nhuận và sự cần thiết phải lập kế hoạch lợi nhuận 13
    2. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận doanh nghiệp . 14
    2.1 Tỷ suất lợi nhuận . 15
    2.2 Tỷ suất lợi nhuận giá thành . 16
    2.3 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 16
    IV. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp . 16
    1. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao lợi nhuận 16
    2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận . 18
    2.1 Các nhân tố khách quan . 18
    2.2 Các nhân tố chủ quan 19
    3. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 20
    3.1 Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp 21
    3.2 Phấn đấu tăng năng suất lao động . 21
    3.3 Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm . 21
    3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng 22
    3.5 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 22
    3.6 Phân phối lợi nhuận hợp lý 22
    Chương II. Tình hình thực hiện lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại
    Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam 23
    I. Giới thiệu chung về công ty 23
    1. Lịch sử hình thành và phát triển . 23
    2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam 24
    3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 27
    II. Tình hình lợi nhuận của công ty . 31
    1. Phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành . 31
    2. Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh . 32
    2.1 Phân tích đánh giá chung lợi nhuận của hoạt động kinh doanh . 32
    2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh 35
    3. Phân tích kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính 36
    4. Phân tích lợi nhuận theo các đơn vị trực thuộc 37
    5. Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí 38
    5.1 ảnh hưởng của tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ hàng hoá tới lợi
    nhuận của công ty 38
    5.2 ảnh hưởng của tình hình quản lý chi phí tới lợi nhuận của công ty . 40
    6. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của VINAPCO . 41
    6.1 Các mặt làm được 41
    6.2 Nguyên nhân và những tồn tại 42
    Chương III. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty
    Xăng dầu Hang không Việt Nam . 43
    I. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới . 43
    1. Nhận định tình hình kinh doanh năm 2004 43
    2. Phương hướng cụ thể trong năm 2005 . 43
    II. Một số giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty VINAPCO 44
    1. Thực hiện tốt công tác tài chính và hoàn thiện cơ chế quản lý của công ty 45
    2. Chính sách giá cả 45
    2.1 Giá bán nhiên liệu cho các Hãng hàng không nội địa . 45
    2.2 Giá bán nhiên liệu cho các Hãng hàng không quốc tế 46
    3. Đẩy mạnh công tác Marketing . 47
    4. Nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho đội ngũ cán bộ công nhân viên . 48
    5. Đầu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn 49
    6. Quản lý tốt các khoản công nợ . 49
    7. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm 50
    III. Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên và với công ty VINAPCO . 51
    1. Đối với Nhà nước và Cục Hàng không 51
    2. Đối với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam 52
    Kết Luận 53


    Lời mở đầu
    Nói đến sản xuất kinh doanh dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào không ai có thể quên vấn đề hiệu quả. Năng suất - chất lượng- hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mọi nền sản xuất, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị cơ sở.
    Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo tiền đề phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như tích luỹ cho xã hội.
    Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp không chủ động khai thác hết khả năng sẵn có của mình để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao mà có thái độ ỷ lại trông chờ vào nhà nước. Từ khi bước sang cơ chế thị trường với sự quản lý vĩ mô của nhà nước đã có không ít các doanh nghiệp do không thích nghi được với cơ chế mới nên đã bị đào thải (giải thể hoặc phá sản). Nền kinh tế thị trường đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hội nhập và phát triển nhưng để thực hiện được điều đó thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà biểu hiện cụ thể là phải tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng tăng.
    Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất, là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, trình độ tổ chức sản xuất sản phẩm. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc.
    Xăng dầu là mặt hàng không thể thiếu được của nền kinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các ngành nghề khác. Sự biến động nhỏ trên thị trường xăng dầu sẽ gây tác động lớn đến hoạt động kinh tế quốc gia. Mặc dù sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời nhưng xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu trong vài thập kỷ tới. Hơn nữa, trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thì tất cả các ngành kinh tế chủ lực như giao thông, điện lực, xây dựng đều cần đến xăng dầu.
    Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nhận thức tổng hợp và chuyên ngành tài chính kế toán, chuyên đề đã phân tích và đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của công ty, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty.
    Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Với trình độ còn non kém về thực tiễn trong công tác làm kế toán, em chưa có đủ khả năng đi sâu nghiên cứu ra toàn bộ lĩnh vực kế toán. Trên cơ sở kiến thức được trang bị, em chỉ tập trung xây dựng phân tích và đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty còn các nội dung khác chỉ nêu và phân tích một cách khái quát nhằm hỗ trợ cho nội dung nghiên cứu chính.
    Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp hệ thống logic lịch sử. Nghiên cứu bối cảnh kinh tế, xã hội, điều kiện và năng lực kinh doanh hiện tại của công ty, xem xét các hoạt động kinh doanh của công ty trong mối quan hệ biện chứng nhân quả với các hoạt động khác. Phương pháp nghiên cứu cụ thể là kết hợp phân tích kinh tế với phân tích tác nghiệp nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
    Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (XDHKVN), em đã nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Phương pháp phân tích lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam ”
    Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương I: Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
    Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...