Thạc Sĩ Phương pháp phân tích định tính tài liệu từ tellua

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 1/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. L ý do chọn đề tài
    Phương pháp từ tellua là một trong các phương pháp địa vật lý nghiên cứu bất đồng nhất về tính chất điện của môi trường. Nghiên cứu địa chất khu vực và địa chất cấu tạo tỉ lệ nhỏ để tìm các cấu tạo có triển vọng dầu mỏ, nghiên cứu cấu trúc sâu đứt gãy nói chung và đứt gãy hoạt động nói riêng. Lát cắt điện có nền tựa điện trở suất cao với tầng phủ dày có độ sâu từ vài chục mét đến hàng trăm kilômét là đối tượng thuận lợi cho các phương pháp từ tellua. Các phương pháp này đặc biệt có hiệu quả ở các vùng mà trong lát cắt điện có tồn tại màn chắn điện trở suất thấp ngăn dòng điện một chiều. Nhưng để đạt được kết quả cao hơn cần phải cải tiến việc tính toán trong từng phương pháp và đánh giá các mối liên hệ giữa các phương pháp với nhau. Sự phát triển và hoàn thiện của các phương pháp từ tellua đưa đến những kết quả thú vị trong việc nghiên cứu hành tinh – trái đất và việc ứng dụng các phương pháp này ngày càng được đánh giá đúng mức hơn. Do đó, đề tài nghiên cứu: “PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH TÀI LIỆU TỪ TELLUA” được đặt ra nhằm tìm hiểu và đánh giá việc sử dụng các phương pháp từ tellua hiện nay.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    Mục tiêu của đề tài là trình bày và xem xét lý thuyết của một số phương pháp từ tellua thông qua các bất biến. Dựa trên các phương pháp này để nghiên cứu bất đồng nhất về tính chất điện trên mô hình hai chiều, ba chiều, sau đó đưa ra các nhận xét và kết luận.
    3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
    Việc áp dụng phương pháp từ tellua có tính định hướng và tổng quát cao đã được thực hiện từ lâu và đem lại những kết quả quan trọng trong công tác nghiên cứu cấu trúc lớn sâu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Do đó, hiệu quả ứng dụng của các bất biến trong phương pháp đã thể hiện được tính thực tiễn cao của đề tài.
    4. Bố cục của luận văn
    Luận văn được trình bày 84 trang bao gồm:
    Mở đầu: phần giới thiệu chung về luận văn.
    - Chương 1: Giới thiệu tổng quan từ Tellua.
    - Chương 2: Các phương pháp từ Tellua.
    - Chương 3: Phương pháp trực giao và phương pháp từ biến đổi.
    - Chương 4: Xử lí và nhận xét.

    Kết luận: Trình bày những nội dung làm được và một số nhận xét.
    Với điều kiện nghiên cứu trong nước, mặc dù chúng tôi đã cố gắng tận dụng mọi khả năng và điều kiện để có thể giải quyết tốt nhất những nhiệm vụ đặt ra, nhưng do yếu tố khách quan hay chủ quan, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.

    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các kí hiệu
    Danh mục các hình vẽ
    Danh mục các bảng
    Mở đầu 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP TỪ TELLUA . 3
    1.1. KHÁI NIỆM VỀ TRƯỜNG TỪ TELLUA . 3
    1.2. NHỮNG GIẢ ĐỊNH TRONG BÀI TOÁN CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP
    TỪ TELLUA . 6
    1.3. THIẾT BỊ ĐO VÀ CÁCH TIẾN HÀNH ĐO TỪ TELLUA 7
    1.3.1 CẢM BIẾN TỪ 8
    1.3.2 CẢM BIẾN ĐIỆN 10
    1.3.3 HỆ THỐNG THU DỮ LIỆU . 12
    1.3.4 LẮP ĐẶT MÁY MÓC VÀ XÂY DỰNG TUYẾN ĐO 14
    1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO TỪ TELLUA . 17
    1.4.1 PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU TỪ TELLUA, ĐO MẶT CẮT TỪ TELLUA
    VÀ BẢN ĐỒ DÒNG TỪ 17
    1.4.2 PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU TỪ BIẾN ĐỔI VÀ PHƯƠNG PHÁP
    ĐO MẶT CẮT TỪ BIẾN ĐỔI 20
    1.4.3 PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU ĐỊA TỪ . 22
    CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỪ TELLUA 23
    2.1. PHƯƠNG PHÁP QUAY TEN XƠ TỔNG TRỞ . 23
    2.2. PHƯƠNG PHÁP THAM SỐ BÁT BIẾN ZS, ZP 25
    2.2.1 PHÉP BIẾN ĐỔI CHUẨN 25
    2.2.2 PHÉP BIẾN ĐỔI PHỨC 26
    2.2.3 TỔNG TRỞ NỐI TIẾP 28
    2.2.4 TỔNG TRỞ SONG SONG 29
    2.2.5 PHÉP BIẾN ĐỔI NỐI TIẾP - SONG SONG 30
    2.2.6 PHÉP BIẾN ĐỔI NGƯỢC 32
    2.3. PHƯƠNG PHÁP VÒNG MORH . 34
    CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP TRỰC GIAO VÀ PHƯƠNG PHÁP TỪ BIẾN ĐỔI
    3.1. PHƯƠNG PHÁP TRỰC GIAO . 37
    3.1.1 TÍNH TRỰC GIAO CỦA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ PHÂN CỰC 37
    3.1.2 PHƯƠNG PHÁP TRỰC GIAO . 39
    3.2. PHƯƠNG PHÁP TỪ BIẾN ĐỔI . 43
    3.2.1 MA TRẬN WIESE-PARKINSON 43
    3.2.2 PHƯƠNG PHÁP VECTƠ CẢM ỨNG . 44
    3.2.3 VECTƠ TỪ BIẾN ĐỔI PHA TỪ BIẾN ĐỔI
    VÀ ĐỘ ELIP PHÂN CỰC TỪ . 50
    CHƯƠNG 4. XỬ LÝ VÀ NHẬN XÉT 54
    4.1. VÍ DỤ . 54
    4.2. MÔ HÌNH ELIP ĐO TẠI 9 ĐIỂM . 55
    4.2.1 PHƯƠNG PHÁP TRỰC GIAO . 56
    4.2.2 PHƯƠNG PHÁP VECTƠ CẢM ỨNG . 60
    4.2.3 PHƯƠNG PHÁP VECTƠ TỪ BIẾN ĐỔI 61
    4.3. MÔ HÌNH EKE ĐO TẠI 20 ĐIỂM 65
    4.3.1 PHƯƠNG PHÁP TRỰC GIAO . 66
    4.3.2 PHƯƠNG PHÁP VECTƠ CẢM ỨNG . 69
    4.3.3 PHƯƠNG PHÁP VECTƠ TỪ BIẾN ĐỔI 70
    4.4. MÔ HÌNH ELIP MỞ RỘNG DÙNG PHƯƠNG PHÁP Zs-Zp . 72
    4.4.1 PHƯƠNG PHÁP VECTO CẢM ỨNG . 75
    4.4.2 PHƯƠNG PHÁP TỪ BIẾN ĐỔI . 76
    4.5. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỪ BIẾN ĐỔI VÀO PHÂN TÍCH
    NAM KAMCHATKA VÀ ĐỨT GÃY KIROVAGRADSKI . 78
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...