Báo Cáo Phương pháp nghiên cứu phông tự nhiên

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 1

    Giới thiệu về nguồn phóng xạ tự nhiên: 2

    I.1. Các chất phóng xạ có nguồn gốc vũ trụ: 2

    I.2. Các nhân phóng xạ nguyên thủy: 3

    I.2.1. Các chất phóng xạ trong vỏ trái đất: 3

    I.2.2. Các chất phóng xạ trong không khí 4

    I.2.3. Các nhân phóng xạ có trong lương thực, thực phẩm và cơ thể con người: 4

    I.2.4. Các nhân phóng xạ có trong nước biển 4

    II. Các phương pháp nghiên cứu phân tích phông phóng xạ tự nhiên: 5

    II.1. Các phương pháp nghiên cứu: 5

    II.2. phương pháp xạ trình đường bộ: nghiên cứu đo phông mẫu đất 5

    II.2.1. phương pháp xạ trình đường bộ: 5

    II.2.2. Thiết bị: 6

    II.2.3. Thu thập và xử lý mẫu: 6

    II.3. Phương pháp nghiên cứu phổ gamma phông thấp: nghiên cứu đo phông mẫu gạch men: 7

    II.3.1. phương pháp phổ gamma phông thấp: 7

    II.3.2. Thu thập mẫu và Xử lý mẫu: 9

    II.3.3. Đo mẫu: 12




    Giới thiệu về nguồn phóng xạ tự nhiên:

    Chiếu xạ bằng bức xạ ion hóa từ các nguồn khác nhau đang được quan tâm ngày càng nhiều do các hiệu ứng có thể có của nó tới sức khỏe con người và sinh quyển.

    Do đó con người và cả hệ thống đã và đang bị chiếu xạ bởi các bức xạ nói trên từ khi hình thành nên cuộc sống trên trái đất, suất liều bức xạ tự nhiên có thể được xem như một tiêu chuẩn khi nghiên cứu các hiệu ứng sinh học của bức xạ nhân tạo.

    Liều phóng xạ trong tự nhiên được gây bởi: các tia bức xạ vũ trụ, bức xạ từ các chất phóng xạ có trong môi trường và các nhân phóng xạ có ngay trong tế bào sống. Trong số các nguồn bức xạ này, nguồn bức xạ từ các nhân phóng xạ trong môi trường và các bức xạ trong nhân tế bào sống đóng gớp hơn 85% liều hiệu dụng hằng năm đối với mỗi người. Giá trị liều này vào khoảng 2.4mSv.

    Các chất phóng xạ tự nhiên này có mặt trong sinh quyển hầu hết có trong đất, đá, nước, không khí và tế bào sống. Chúng được chia thành các chất phóng xạ nguyên thủy ( các chất phóng xạ từ khi hình thành nên trái đất ), và các chất phóng xạ sinh ra từ các vũ trụ ( là các chất phóng xạ được tạo thành bởi tương tác tia vũ trụ với các nguyên tử trong khí quyển).

    I.1. Các chất phóng xạ có nguồn gốc vũ trụ:

    Các chất phóng xạ có nguồn gốc từ vũ trụ được tạo ra khi các tia vũ trụ tương tác với các nguyên tử qua các phản ứng tách hay bắt notron. Mặc dù có hơn 20 đồng vị phóng xạ khác nhau được biết là sản phẩm được tạo ra bởi trình này, song chỉ số ít trong số chúng có đóng góp liều bức xạ đối với cơ thể sống ví dụ như: 3H, 14C, 22Na và 7Be.

    Do trái đất có từ trường nên cường độ tia vũ trụ ở các cực lớn hơn so với xích đạo. vì thế mà gây bởi tia vũ trụ mà con người nhận được tăng theo vĩ độ. Hơn nữa khí quyển che chắn một phần lượng bức xạ đó nên khi người ta lên cao thì hiệu ứng che chắn này giảm đi và vì vậy liều bức xạ gây bởi tia vũ trụ cũng tăng theo việc tăng theo độ cao. Trung bình toàn cầu trong một năm, liều bức xạ gây bởi tia vũ trụ khoảng 0.4mSv.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...