Báo Cáo Phương pháp nghiên cứu khoa học về ngân hàng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I :GIỚI THIỆU
    I.1) Nền tảng nghiên cứu :

    Theo cam kết giữa Việt Nam và các nước thành viên WTO, kể từ ngày 1/4/2007 đến năm 2010, các Ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thiết lập sự hiện diện ( văn phòng đại diện, chi nhánh Ngân hàng thương mại, các Ngân hàng Thương mại liên doanh với nước ngoài có vốn nước ngoài dưới 50% vốn điều lệ, các công ty Tài chính cho thuê 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ) và thực hiện hầu hết các dịch vụ Ngân hàng như một Ngân hàng trong nước ( trừ dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin Ngân hàng ) không phân biệt đối xử kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
    Hệ thống Ngân hàng Việt Nam & Nước Ngoài tại Việt Nam hiện có : 5 Ngân hàng Thương mại nhà nước ( chiếm 70% tiền gửi & cho vay ), 37 Ngân hàng Thương mại cổ phần ( chiếm 20% tiền gửi & cho vay ), 4 Ngân hàng liên doanh – 28 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài – 43 văn phòng đại diện ( chiếm khoảng dưới 10% ), 1 Ngân hàng chính sách & 1 Ngân hàng Phát triển mới thành lập ngày 19/5/2006 chiếm số % còn lại.
    Theo một cuộc điều tra của chương trình Phát triển Liên hợp quốc được thực hiện vào cuối năm 2005, các Ngân hàng nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ nhắm đến thị trường tại chỗ và tin chắc thành công cho biết : có 45% khách hàng ( là doanh nghiệp và cá nhân ) sẽ chuyển sang vay vốn của Ngân hàng nước ngoài thay vì của Ngân hàng trong nước , 50% chọn dịch vụ Ngân hàng nước ngoài thay thế, và 50% còn lại chọn Ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ
    Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nước, giữa các Ngân hàng nước ngoài và giữa Ngân hàng trong nước với nước ngoài trong việc thu hút tiền gửi, cho vay và các dịch vụ khác đòi hỏi các Ngân hàng phải thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của thượng đế. Sự hài lòng của họ sẽ góp phần tạo nên hình ảnh của Ngân hàng trong xã hội, nâng cao khả năng thu hút các khách hàng lớn, tên tuổi đến với Ngân hàng và từ đó góp phần cho sự thành công. Do đó, nghiên cứu các yếu tố :thương hiệu, lãi suất, chất lượng dịch vụ và khuyến mại, một trong những yếu tố ảnh hưởng nổi trội đến quyết định lựa chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm là một nhu cầu cấp thiết và là chìa khoá vạn năng mở đường cho việc củng cố, ổn định và gia tăng khách hàng.
    Các Ngân hàng cũng cần quan tâm hơn nữa trong việc xác định mức độ thỏa mãn của khách hàng, từ đó có thể nhìn thấy những phương hướng cải tiến và hoàn thiện hơn các yếu tố, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

    I.2 ) Mục tiêu nghiên cứu :
    Khách hàng thỏa mãn sẽ góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn. Các yếu tố nào sẽ tác động đến việc lựa chọn Ngân hàng và tác động của chúng như thế nào là điều chúng ta quan tâm. Nghiên cứu nhằm mục đích Xây dựng và chứng minh một mô hình biểu hiện cùng một lúc tác động bốn yếu tố (1) giá trị thương hiệu, (2) lãi suất trung bình cao, (3) chất lượng dịch vụ, và (4) khuyến mại hấp dẫn đến quyết định Ngân hàng nào tối ưu hoá. Mục tiêu cụ thể bao gồm :
    Tìm hiểu khái niệm giá trị thương hiệu, lãi suất trung bình cao, chất lượng dịch vụ và khuyến mại từ cảm nhận của khách hàng gửi tiết kiệm trên địa bàn TP. HCM.
    Đo lường ảnh hưởng của 4 yếu tố đối với việc ra quyết định lựa chọn của khách hàng. So sánh mức độ quan trọng của từng yếu tố trong sự cảm nhận của khách hàng.
    Nhận ra sự khác biệt có thể có của khách hàng trong việc đánh giá 4 yếu tố trên.

    I.3 ) Phạm vi và phương pháp nghiên cứu :
    Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại TP. HCM. Đối tượng phỏng vấn là các khách hàng cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các giao dịch tại các Ngân hàng trên 16 quận, 4 huyện của thành phố.
    Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua 2 bước, (1) nghiên cứu sớ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành trên mẫu là 1000 khách hàng cho 10 Ngân hàng Thương mại khác nhau đóng tại Quận 1, TP. HCM theo cách lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót của bản thân câu hỏi và kiểm tra thang đo. Nghiên cứu chính thức sẽ được tiến hành bằng bản câu hỏi thang đo Likert ngay khi nghiên cứu sơ bộ chỉnh sửa xong. Mẫu nghiên cứu chính thức gồm ( 100 khách hàng x 20 quận huyện x số Ngân hàng và chi nhánh trên từng quận huyện ) khách hàng tương ứng với số lượng bản câu hỏi phát ra thu hồi. Phương pháp chọn mẫu trong cuộc nghiên cứu này là phương pháp lấy mẫu định mức ( 100 KH/ NH hoặc CN ) kết hợp với thuận tiện. Sử dụng phần mềm SPSS kết hợp AMOS để kiểm định mô hình nghiên cứu trong việc cảm nhận các yếu tố trên.

    I.4 ) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu :
    Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho những người làm công tác Quản trị marketing, quản trị chiến lược - chính sách Kinh doanh và khách hàng. Cụ thể như sau:
    Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho những người làm công tác Quản trị marketing, chiến lược chính sách Kinh doanh có thể xem xét, điều chỉnh các nguồn lực nội tại phù hợp hơn với thực tế yêu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
    Nghiên cứu này cho thấy được tầm quan trọng của việc giữ vững, ổn định lượng khách hàng hiện có và những nhân tố nổi trội làm gia tăng đáng kể lượng khách hàng tương lai.
    Kết qủa nghiên cứu là nguồn tham khảo tốt cho Ban nghiên cứu Phát triển khách hàng của Ngân hàng trong những vấn đề tương tự vì khách hàng luôn luôn là thượng đế.
    Thấy được mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa các ngân hàng.
    Giúp các nhà Quản trị cấp cao đưa ra những quyết sách nhanh chóng, chính xác và hợp thời.

    I.5 ) Kết cấu của báo cáo nghiên cứu :
    Báo cáo kết quả nghiên cứu được chia làm 5 chương. Chương I giới thiệu tổng quát về dự án nghiên cứu. Chương II trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi lựa chọn của khách hàng. Chương III trình bày các giả định và mô hình nghiên cứu. Chương IV trình bày thiết kế nghiên cứu. Chương V tóm tắt ý nghĩa, kết luận và hướng Phát triển tương lai.


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I :GIỚI THIỆU 2

    I.1) Nền tảng nghiên cứu : 2
    I.2 ) Mục tiêu nghiên cứu : 3
    I.3 ) Phạm vi và phương pháp nghiên cứu : 3
    I.4 ) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu : 4
    I.5 ) Kết cấu của báo cáo nghiên cứu : 5
    CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 5
    II.1) Hành vi người tiêu dùng: 5
    II.2) Ảnh hường đối với quyết định về nhãn hiệu : 6
    II.3) Diễn trình ra quyết định 8
    CHƯƠNG III : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 9
    III.1 Mô hình nghiên cứu 9
    III.2 Đặt các thuyết nghiên cứu 10
    Chương IV: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 13
    IV.1Xây dựng thang đo: 13
    IV.2) Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 16
    IV.3) Thu thập số liệu và nguồn số liệu: 17
    CHƯƠNG V : Ý NGHĨA, KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG TƯƠNG LAI 18
    V.1) Kết quả chính 18
    V.2) Hạn chế của đề tài và hướng Phát triển tiếp theo 20
    PHỤ LỤC 21
     
Đang tải...