Tiểu Luận Phương pháp nghiên cứu của khu vực học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Sự ra đời và phát triển của khu vực học

    Trước đây việc nghiên cứu khu vực phân bố các nền văn minh, văn hóa dân tộc, các không gian xã hội dựa trên bộ môn địa lí nhân văn. Sau này khi nghiên cứu lên ngành được mở rộng nhiều bình diện khác nhau của khu vực được phân tích theo địa - văn hóa, địa - lịch sử, địa chính trị, địa - kinh tế, địa - văn học gắn con người và cuộc sộng cộng đồng trong một khuôn viên nhất định, "một khoảng xác định chứa đựng tất cả các sinh vật nằm trong đó". Cho nên việc quan tâm đến những mối liên kết của các quốc gia trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa là cần thiết
    Như vậy để đề cập đến khái niệm cơ bản là không gian văn hóa - một không gian mang tính tổng thể, không gian sống của các cộng đồng người để giải thích đồng thời các thiết chế kinh tế xã hội, gia đình, tôn giáo trên khuôn viên địa lí môi trường với những mối tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội (không gian vũ trụ, không gian tâm thức, không gian tâm lí).
    Để đám ứng nhu cầu nhận thức thế giới tự nhiên và xã hội khoa học đã phát triển theo hướng phân chia thành ngành và chuyên ngành cùng sự phát triển của khoa học liên ngành. Từ đó khu vực học cũng bắt đầu hình thành và phát triển.
    Đề tài bước đầu tổng hợp những điểm khác biệt đang được thảo luận và kiểm chứng về khái niệm khu vực với nhiều cấp độ khác nhau. Nội dung nghiên cứu khu vực học bao trùm các đặc trưng về lịch sử, chính trị học, xã hội học, nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, văn học, . của khu vực nghiên cứu. Quan điểm tổng hợp, toàn cục với phương pháp tiếp cận liên ngành là tiếp cận nổi bật của nghiên cứu khu vực học.
    Quá trình chuyển biến từ nghiên cứu khu vực cổ điển sang nghiên cứu khu vực hiện đại trên phạm vi thế giới chỉ chính thức diễn ra từ sau chiến tranh thế giới II, với sự chuyển dịch trọng tâm từ các nước Anh, Pháp sang nước Mỹ và muộn hơn sau đó là Nhật Bản. Nghiên cứu khu vực hiện đại hình thành và phát triển ở Mỹ và Nhật chính là do một nhu cầu nội tại của mình và một sự thay đổi cách nhìn và cách tiếp cận.
    Ở Việt Nam, nghiên cứu khu vực chính là sự đáp ứng hữu hiệu và cần thiết những nhu cầu phát triển quốc gia và hội nhập quốc tế. Đó là cách tốt nhất để thấu hiểu một cách tổng thể và sâu sắc về chính đất nước và con người Việt Nam, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước.


    II.Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu cơ bản của khu vực học là phương pháp liên nghành, đa ngành và xuyên ngành, dựa trên thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau để khám phá đối tượng
    1.Các chuyên nghành khoa học xã hội và nhân văn và nghiên cứu khu vực
    Sự phân ngành của các ngành khoa học xã hội và nhân văn những năm 90 của thế kỉ XVIII bắt đầu diễn ra sự phan chia các chuyên ngành nghiên cứu khoa học xã hội, phù hợp với sự hiểu biết của con người. Người ta cho rằng, mỗi chuyên ngành tường có sự tương ứng với một lĩnh vực nào đó của thế giới và chúng được coi là những chỉnh thể có thể và nên được nghiên cứu độc lập. Các chuyên ngành này được xác định ranh giới với nhau và tồn tại một cách bình đẳng. Trên cơ sở đó, chúng tao ra được những thành tựu khoa học vô cùng đồ sộ, tạo ra những khối tri thức cơ bản, hình thành nên bộ khung chương trình chủ yếu của tai liệu nghiên cứu.
    Mỗi chuyên nghành hình thành cho mình những chương trình, khái niệm, nội dung,lý thuyết, phương pháp nghiên cứu,những lĩnh vực chuyên sâu và các tiêu chuẩn học lực riêng biệt. Sự phân chia và chuyên sâu một cách sâu sắc trong nội bộ các chuyên nghành đã làm giảm đi tính toàn diện và tính thống nhất của chúng. Ngày càng có nhiều người nhận thức ra rằng: Tất cả các ngành khoa học đều có quan hệ với nhau, tương tác lẫn nhau, định hình lẫn nhau và không thể ngiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...