Luận Văn Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu trong chuyển giao công nghệ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu trong chuyển giao công nghệ



    Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu trong chuyển giao công nghệ
    Lời nói đầu
    Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài cùng một số văn bản phụ trợ (29/12/1987), trên tinh thần đổi mới các hoạt động kinh tế đối ngoại, đã tạo nên nền tảng pháp lý cho các hoạt động đầu tư liên doanh và chuyển giao công nghệ với nước ngoài ở Việt Nam, trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
    Trong khi các hoạt động này đang diễn ra hết sức “náo nhiệt” trên trường quốc tế và cùng với nó là những kiến thức, kinh nghiệm về đầu tư , chuyển giao công nghệ được liên tục đề cập đến trên mọi phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới thì ở Việt Nam, một thực tế đáng buồn là các đơn vị kinh tế trong nước chưa được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để có thể sẵn sàng tiếp nhận đầu tư chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả.
    Để đóng góp vào việc hoàn thiện một phương pháp tốt nhất cho lựa chọn công nghệ, em đã chọn đề tài “Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu trong chuyển giao công nghệ" Phương pháp phân tích dựa trên các chỉ tiêu cơ bản được nêu ra trong bài viết chỉ như một công cụ phân tích, và bất kỳ một công cụ nào cũng có thể bị sử dụng sai. Hơn nữa, bản thân công cụ này không thể thay thế cho việc suy xét đúng đắn hoặc hoạch định các chiến lược kinh doanh hữu hiệu mà nó chỉ là phương tiện hỗ trợ thực hiện các quá trình đó mà thôi.
    Mặc dù đã được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo, Thạc sĩ Từ Quang Phương, song do thiếu kinh nghiệm thực tế cũng như phương pháp luận thiếu chặt chẽ, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn chỉ bảo góp ý của thầy cô.
    I. Vai trò của công nghệ và chuyển giao công nghệ
    1. Vai trò cuả công nghệ và chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường

    Lịch sử vận động và phát triển của xã hội loài người cũng là lịch sử vận động và phát triển của lực lương sản xuất, phân công lao động xã hội và của các kiểu tổ chức kinh tế. Lịch sử loài người đã trải qua nhiều kiểu tổ chức kinh tế, từ kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá giản đơn đến kinh tế hàng hoá phát triển hay kinh tế thị trường.
    Trong kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động cụả mọi nhà sản xuất kinh doanh trong các mối quan hệ hàng - tiền, mua - bán. Môi trường vận động của các mối quan hệ này trong nền kinh tế thị trường là môi trường cạnh tranh. Không có cạnh tranh, động lực của kinh tế thị trường bị triệt tiêu.
    Đứng trước những thử thách quyết liệt, trước sự sống còn, tồn tại của doanh nghiệp và muốn giành chiến thắng trong thị trường hàng hoá trong và ngoài nước, các doanh nghiệp buộc phải sản xuất ra những hàng hoá có chất lượng cao, có giá thành hạ.
    Để đạt mục tiêu trên, phương thức nhanh và hiệu quả nhất là đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới công nghệ. Chính cơ chế thị trường đang tạo môi trường thuận lợi và thúc đẩy đổi mới công nghệ.
    Tất cả những doanh nghiệp không quan tâm tới thị trường tiêu thụ sản phẩm, không chú ý đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, vẫn tiếp tục với những trang thiết bị, công nghệ lạc hậu sẽ dần đi tới chỗ phá sản và đóng cửa. Ngược lại, những doanh nghiệp năng nghiệp năng động, biết nhanh chóng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, có khả năng cạnh tranh được với hàng ngoại sẽ ngày càng phát triển.

     
Đang tải...