Tài liệu Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    GIỚI THIỆU . iii
    PHẦN 1: TỔNG QUÁT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ . 4
    1.1. HỆ THỐNG KHÍ HẬU 4
    1.2. CÁC THÀNH PHẦN KHÍ GÂY NÊN HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH . 4
    1.2.1. Các loại khí nhà kính 4
    1.2.2. Sự phát thải khí nhà kính 5
    1.2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu . 5
    1.3. CÁC BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . 6
    1.3.1. Biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu . 6
    1.3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 6
    1.3.3. Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long 7
    1.4. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 9
    1.5. CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . 10
    PHẦN 2: LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỊA
    PHƯƠNG . 12
    2.1 NGUYÊN TẮC vỀ LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH 12
    2.1.1 Khái niệm về lồng ghép 12
    2.1.2 Các nguyên tắc lồng ghép . 12
    2.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 13
    2.3 TIẾP CẬN PHÂN TÍCH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . 14
    2.4 THU THẬP CÁC DỮ LIỆU THỨ CẤP 15
    2.5 TẬP HUẤN ĐỊA PHƯƠNG 15
    2.6 PHỎNG VẤN ĐỊA PHƯƠNG . 15
    2.7 ÁP DỤNG PRA TRONG LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHI HẬU . 17
    2.7.1 Bước 1: Vẽ sơ đồ xã ấp, xác định các vị trí, nơi ở, nơi sản xuất 19
    2.7.2 Bước 2: Ôn lại lược sử thôn ấp, lịch sử sản xuất và lịch sử thiên tai . 20
    2.7.3 Bước 3: Đánh giá xu thể thay đổi của khí hậu 21
    2.7.4 Bước 4: Vẽ sơ đồ lịch thời vụ, sản xuất hiện nay của địa phương . 22
    2.7.5 Bước 5: Đi thực địa và vẽ sơ đồ lát cắt đặc điểm tự nhiên và sản xuất 22
    2.7.6 Bước 6: Phân tích cây vấn đề: khó khăn - tác động - giải pháp . 24
    2.7.7 Bước 7: Đề xuất các giải pháp thích ứng hiện tại và tương lai . 24
    2.7.8 Bước 8: Phân tích tính khả thi bền vững để chọn biện pháp ưu tiên 27
    2.7.9 Bước 9: Ghi nhận các kiến nghị cộng đồng về chính sách, thể chế . 29
    PHẦN 3: XÂY DỰNG KHUNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LỒNG
    GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO SẢN XUẤT . 30
    3.1 XÂY DỰNG khung GIÁM SÁT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 30
    3.1.1 Ý nghĩa 30
    3.1.2 Các giám sát định kỳ . 31
    3.1.3 Các điểm thu thập số liệu 32
    3.1.4 Công cụ thu thập số liệu 32
    3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỒNG GHÉP . 32
    3.2.1 Mục đích đánh giá . 32
    3.2.2 Phương pháp đánh giá . 32
    3.2.3 Thời gian thực hiện việc đánh giá . 33
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 34
    PHỤ LỤC 1: CÁC THUẬT NGỮ 35
    PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN . 38

    GIỚI THIỆU
    Biến đổi khí hậu là một thực thể diễn tiến trong quá khứ cũng như hiện tại và được
    phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai. Sự phát thải quá nhiều chất khí
    như CO2, CH4, N2O, CFCs, . vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, hệ quả tạo nên
    hiện tượng nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc và Nam cực, cũng như các dải băng ở các dãy
    núi cao tan nhanh hơn khiến mực nước biển đang có xu thế dâng cao, cán cân tuần hoàn nước
    thay đổi làm đe dọa toàn bộ hệ sinh thái hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất thấp, vùng ven
    biển. Tại Việt Nam, phần lớn cư dân sống tập trung với mật độ cao ở các vùng đất có độ cao
    dưới 10 mét so với mực nước biển, nhất là các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng
    bằng sông Hồng và một số vùng duyên hải miền Trung. Việt Nam cũng là một trong những
    quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết bất thường, đặc biệt là bão lũ.
    Việc xây dựng các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu là một yêu cầu thực tế mà
    hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đặt ra tương ứng với các kịch bản thay đổi lượng phát
    thải khí nhà kính toàn cầu và điều kiện thời tiết biến động ở từng địa phương. Những ngành
    nghề có đặc điểm nhạy cảm với biến đổi khí hậu như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, y tế,
    quản lý tài nguyên nước, rừng, biển và đa dạng sinh học, . cần có những biện pháp thích ứng
    với biến đổi khí hậu và nước biển dâng phù hợp. Việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế
    hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển bền vững.
    Hiện nay đã có một số công cụ để giúp cho các địa phương thực hiện việc lồng ghép
    biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển cụ thể của địa phương với sự hỗ trợ của các nhà khoa
    học, các cấp chính quyền và các tổ chức Phi chính phủ khác. Để giúp cho cán bộ lãnh đạo địa
    phương, cán bộ kỹ thuật và các tổ chức xã hội dân sự địa phương một phương pháp tiếp cận
    tương đối phù hợp với cộng đồng, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước
    (WARECOD), Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ (Viện DRAGON),
    Mạng lưới Bảo vệ Môi trường và Ứng phó với Biến đổi Khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu
    Long (MekongNet) với sự tài trợ của Tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (CHLB Đức) đã liên
    kết xuất bản quyển sách này như một cẩm nang hướng dẫn cho các bước thực hành việc lồng
    ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cuốn cẩm nang
    này do Tiến sỹ Lê Anh Tuấn biên soạn.
    Hy vọng cuốn sách này là một tài liệu thực hành cho các cộng đồng địa phương, đặc
    biệt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được xem là một trong ba đồng bằng chịu tác động
    của biến đổi khí hậu cực kỳ lớn nhất trên thế giới lên sinh kế của người dân. Tài liệu khó
    tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự đóng góp của người đọc để có những
    chỉnh sửa và cải tiến tốt hơn cho các lần xuất bản sau.
    Trân trọng giới thiệu,
    GS.TS. LÊ QUANG TRÍ
    Giám đốc Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...