Tiểu Luận Phương pháp khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học một số bài phần lịch sử thế giới sách giáo kh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

    I. Lí do chọn đề tài:
    1. Cơ sở lý luận:
    Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước coi là nhiệm vụ hàng đầu, là lực lượng quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã định hướng cho nền giáo dục của nước ta là "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học".
    Nhà chính trị Rô-ma, Xi-xê-rông đã từng nói: ''Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống'', điều đó chứng tỏ lịch sử là một môn học rất quan trọng trong nhà trường, giúp người học nắm bắt, nhận thức được những gì mà loài người đã trải qua trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.
    Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song các nhà sử học và giáo dục lịch sử đều thừa nhận rằng, trong thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay, bộ môn lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Nhà sử học Xô viết Pasutô đã khẳng định rằng: "Muốn đào tạo con người phù hợp với thời đại chúng ta, cần phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, sự hứng thú, hấp dẫn ngày càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bớt sự chú ý của chúng ta đối với việc dạy học lịch sử. Chính lịch sử là bằng chứng hiển nhiên về sự toàn thắng của công cuộc xây dựng, sáng tạo đối với sự tàn phá; chiến thắng của hoà bình đối với chiến tranh".
    Nhưng vấn đề đặt ra đối với những người truyền đạt lịch sử là làm thế nào để tái hiện lịch sử một cách rõ nét và sống động lại là một vấn đề khó. Mỗi một tiết học lịch sử đều đòi hỏi giáo viên phải tái hiện, làm sống lại những sự kiện, hình ảnh, nhân vật lịch sử bằng cả ngôn ngữ và hình ảnh. Vì vậy, một phương pháp rất quan trọng không thể bỏ qua khi dạy lịch sử là khai thác và sử dụng kênh hình (tranh ảnh và lược đồ). Đó là cơ sở góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường THCS.
    Khai thác và sử dụng kênh hình có vai trò rất lớn giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu diễn biến một sự kiện lịch sử nhất định, đồng thời góp phần hình thành khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ của học sinh để khi nhìn vào bất kì một kênh hình cụ thể nào trong sách giáo khoa lịch sử học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán từ đó các em có thể suy nghĩ và diễn đạt bằng lời chính xác, có hình ảnh rõ rệt và cụ thể về những sự kiện đã xảy ra, rồi tự cảm nhận, đánh giá, bày tỏ quan điểm của mình về sự kiện lịch sử đó.
    Khai thác và sử dụng kênh hình phù hợp, hiệu quả sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn và đạt hiệu quả tối ưu cho tiết dạy học lịch sử.
    2. Cơ sở thực tiễn:
    Thực tế, qua quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở, qua dự giờ của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy. Nhìn chung giáo viên giảng dạy cũng đã kết hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình trực quan, tham quan thực tế Tuy nhiên, mức độ sử dụng các phương pháp chưa thật nhuần nhuyễn, đặc biệt là hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức từ kênh hình vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi sử dụng các bản đồ, lược đồ tranh ảnh. Có giáo viên còn dạy ''chay'' hoặc có sử dụng nhưng không thường xuyên nên học sinh không có thói quen học tập từ kênh hình. Khi giáo viên ra câu hỏi, học sinh không phát hiện kiến thức trên kênh hình mà lại đọc từ kênh chữ trong sách giáo khoa ra để trả lời. Vì vậy, việc rèn kỹ năng, tư duy lịch sử rất hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh.
    Học sinh thường ngại học lịch sử vì một bài học lịch sử thường có nhiều sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử . nên rất khó nhớ chính xác đặc biệt là phần lịch sử thế giới.
    Học sinh thường quan niệm học lịch sử là ghi chép, học thuộc những gì đã ghi chép đầy đủ mà không có thói quen nhận xét, so sánh, khái quát và hiểu bản chất các sự kiện đó.
    Nội dung của kênh hình tranh ảnh và lược đồ lịch sử ở các lớp ở THCS là rất phong phú và đa dạng, tập trung vào việc phản ánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, những thành tựu về khoa học- kĩ thuật của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc.
    Như vậy, để phát huy tính hiệu quả khi sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK lịch sử trong một tiết dạy học lịch sử là cả một nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò. Qua thực tế giảng dạy một số tiết lịch sử lớp 9, bằng kinh nghiệm rút ra trong quá trình giảng dạy và nhận thức rõ tính hiệu quả của việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử lớp 9 nói riêng, nên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: "Phương pháp khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học một số bài phần lịch sử thế giới sách giáo khoa Lịch sử - Lớp 9''.
    II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...