Thạc Sĩ Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo h

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Lan Chip, 11/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong
    thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Theo đánh giá chung chương trình, nội dung
    và phương pháp giáo dục phổ thông nước ta hiện nay còn nhiều bất cập chưa
    đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Một trong những
    nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do sự yếu kém của khâu kết hợp giữa
    lý luận với thực tiễn, bài học lý thuyết và thực hành. Vì vậy cần phải đổi mới
    phương pháp dạy học theo mục tiêu gắn với thực tiễn, phát huy tính tích cực
    của người học theo hướng rèn luyện năng lực tự khám phá kiến thức, biến quá
    trình đào tạo ở nhà trường thành quá trình tự đào tạo.
    Những thập niên gần đây nhiều nước trên thế giới rất coi trọng nâng cao
    chất lượng và hiệu quả đào tạo ở tất cả các ngành học và cấp học. Trong bối
    cảnh đó công nghệ dạy học mới ra đời và được áp dụng ngày càng rộng rãi. Đặc
    trưng nổi bật của công nghệ dạy học là sự định lượng hoá mục tiêu dạy học để
    việc dạy học trở thành đối tượng có thể quan sát, hệ thống hoá được, trong đó
    nội dung dạy học bắt đầu được tổ chức theo xu hướng vận dụng các phương
    pháp mới. Theo đó, ngành giáo dục Việt Nam đang từng bước nghiên cứu và áp
    dụng công nghệ dạy học cũng như đổi mới PP dạy học, đồng thời chương trình
    và sách giáo khoa (CT & SGK) cũng thay đổi phù hợp với nhu cầu học tập đáp
    ứng yêu cầu trong quá trình phát triển của đất nước. Hệ thống CT & SGK trong
    nhà trường phổ thông các cấp đã có thêm nhiều nội dung mới theo hướng tăng
    mạnh kênh hình, giảm dần kênh chữ, tỷ trọng BTH tăng lên đáng kể.
    Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy trong nhà trường cho thấy thực hành
    hiện vẫn là khâu yếu, chưa được quan tâm đầy đủ dẫn tới kết quả học tập của
    học sinh chưa tương xứng với yêu cầu. Đây chính là tình hình chung của các
    trường phổ thông ở thành phố cũng như vùng nông thôn và đặc biệt là ở vùng
    khó khăn. Nhìn chung CT & SGK Địa lý trước đây nặng về lý thuyết, các
    BTH còn ít nên kỹ năng thực hành của học sinh còn yếu và khả năng vận
    dụng kiến thức đã học vào thực tế còn hạn chế, tính năng động, sáng tạo, làm
    việc khoa học của người học chưa được phát huy.
    Từ năm 2006-2007, CT & SGK Địa lý lớp 10 được triển khai đại trà trên
    phạm vi toàn quốc. Đòi hỏi phải ứng dụng các phương pháp dạy học mới theo
    hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Theo tinh thần
    đó, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên,
    chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
    Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH nhằm rèn
    luyện kĩ năng xử lý các BTH, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy BTH
    Địa lý lớp 10 (phần Địa lý tự nhiên) theo CT & SGK hiện nay.
    - Vận dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH qua thực nghiệm trong
    điều kiện một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên.
    - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra kiến nghị áp dụng rộng rãi
    phương pháp hướng dẫn làm BTH trong CT & SGK hiện nay.
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp hướng dẫn làm
    BTH phần địa lý tự nhiên lớp 10 THPT.
    - Tìm hiểu các dạng BTH cơ bản theo CT & SGK phần Địa lý tự nhiên
    lớp 10, cho cả ban cơ bản và ban nâng cao cùng với các phương pháp hướng
    dẫn phù hợp với điều kiện đào tạo cụ thể.
    - Đề xuất hướng vận dụng các phương pháp trong giảng dạy địa lý
    theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trên cơ sở đánh giá kết quả
    thực nghiệm.
    4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    - Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả bước đầu tìm hiểu một số
    phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn làm BTH phần Địa lý tự nhiên
    lớp 10 THPT đạt hiệu quả cao.
    - Phạm vi ứng dụng của luận văn là một số trường THPT trong địa bàn
    tỉnh Thái Nguyên.
    5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Việc nghiên cứu và tìm ra các phương pháp tối ưu để giảng dạy các BTH
    đã được đề cập tới cả trong và ngoài nước. Song do CT & SGK Địa lý luôn
    thay đổi và đây lại là vấn đề tương đối khó, việc nghiên cứu tiến hành phức
    tạp, đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị công phu, vì vậy nó cũng có những
    hạn chế nhất định. Các BTH trong SGK thường ít được chú trọng, tâm lý giáo
    viên thường ngại dạy vì để dạy tốt BTH thường đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và
    phương tiện dạy học kèm theo nên tốn rất nhiều thời gian.
    Về phía học sinh để làm tốt các BTH cũng phải có sự chuẩn bị đồ dùng
    học tập, sự kiên trì, có óc sáng tạo và nắm chắc kiến thức lý thuyết.
    Gần đây, các BTH rất được coi trọng và chú ý. Đã có một số tài liệu đề
    cập đến phương pháp để tiến hành giảng dạy các BTH Địa lý nhưng vẫn còn
    rất ít ỏi và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu còn hạn chế, chưa
    đúng với tầm quan trọng của nó.
    Chúng tôi điểm qua một số tác phẩm của Việt Nam và Thế giới đề cập
    đến vấn đề này:
    * Ở Việt Nam :
    - Mai Xuân Cương, Đào Trọng Năng (dịch). Các phương pháp giảng dạy
    Địa lý, Nxb GD (1976).
    - Nguyễn Dược, Mai Xuân San. Phương pháp giảng dạy Địa lý (dùng
    cho các trường cao đẳng sư phạm), Nxb GD (1986).
    - Nguyễn Dược, Nguyễn Việt Hùng, Trần Văn Thắng. Dạy học các bài
    thực hành Địa lý PTTH, Nxb Đại học sư phạm Huế (1993).
    - Mai Xuân San. Rèn luyện kỹ năng Địa lý cho học sinh trường THPT,
    Nxb GD (1997).
    - Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lý theo
    hướng tích cực, Nxb ĐHSP HN (2003).
    - Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực,
    Nxb ĐHSP HN(2004)
    * Trên Thế giới :
    - I.F. Kharlamôp - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
    nào, tập 1, Nxb GD (1979).
    - Panssetnhicova L. V - Phương pháp giảng dạy Địa lý trong nhà trường,
    Nxb GD (1975)
    Những tác phẩm trên đều đề cập đến các dạng và hình thức thực hiện
    các BTH Địa lý, đó là cơ sở để chúng tôi tham khảo trong quá trình thực
    hiện đề tài.
    6. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    6.1. Phương pháp điều tra thực tế, thu thập tài liệu
    - Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo chuyên
    ngành, tài liệu nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan.
    - Tìm hiểu thực tế dạy học Địa lý nói chung và các PP hướng dẫn làm
    BTH phần Địa lý tự nhiên lớp 10 nói riêng, đặc biệt là những chương trình có
    sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
    6.2. Phương pháp phân tích hệ thống
    Phương pháp phân tích hệ thống ngày càng được áp dụng rộng rãi trong
    các công trình nghiên cứu Địa lý. Phương pháp này được sử dụng để nghiên
    cứu tổng hợp Địa lý tự nhiên và Địa lý KT - XH, trong đó các thành phần cấu
    tạo luôn có tác động và quan hệ với nhau chặt chẽ.
    Nội dung kiến thức, phương pháp truyền đạt phải được phân tích trong
    một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, sao cho nội dung và phương pháp
    cùng hỗ trợ cho việc nắm vững các kỹ năng làm BTH của học sinh.
    6.3. Phương pháp bản đồ
    Phương pháp Bản đồ được sử dụng phổ biến trong dạy học Địa lý cả Địa
    lý tự nhiên và Địa lý KT - XH, vì vậy có thể nói bản đồ là ngôn ngữ đặc biệt
    trong Địa lý học.
    6.4. Thực nghiệm sư phạm
    - Tiến hành thực nghiệm một số BTH phần Địa lý tự nhiên trong CT &
    SGK Địa lý lớp 10 ban cơ bản và ban nâng cao.
    - Đánh giá kết quả thu được để sửa chữa, bổ xung các phương pháp cho
    phù hợp.
    - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Địa lý từ THCS
    đến THPT.
    6.5. Phương pháp thống kê toán
    Sử dụng toán thống kê để xử lý, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được qua
    tìm hiểu thực tế; qua việc thực nghiệm các phương pháp hướng dẫn làm BTH
    phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT.
    6.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    Sử dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH Địa lý thí nghiệm lớp
    10 cho phù hợp với từng địa phương là quá trình thử nghiệm lâu dài, phụ
    thuộc vào tình hình thực tế từng trường mà từ đó đưa ra những giải pháp tối
    ưu phù hợp.
    7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    - Xác định được các phương pháp hướng dẫn làm BTH phù hợp với nội
    dung CT & SGK hiện nay, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội với mục tiêu
    của giáo dục là phát huy vai trò tự học của học sinh theo hướng tích cực, sáng
    tạo nhằm phát triển tư duy của học sinh.
    - Vận dụng lý luận dạy học hiện đại vào quá trình hướng dẫn làm BTH.
    Thay đổi cách dạy và học BTH trong điều kiện một số trường phổ thông đặc
    biệt là các trường THPT vùng dân tộc và miền núi tỉnh Thái Nguyên.
    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được trình bày làm ba chương.

    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
    Chương 2: Các phương pháp hướng dẫn làm bài thực hành phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT.
    Chương 3: Kết quả thực nghiệm sư phạm.

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/54656d6065656360/LV_08_SP_DL_DTT.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...