Luận Văn Phương pháp hành chính - luật và vận dụng trong công tác quản lý

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A Đặt vấn đề:
    Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý. Trong hoàn cảnh cụ thể, phương pháp quản lý có tác dụng quan trọng đến sự thành công hay thất bại của các nhiệm vụ, mục tiêu quản lý. Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc, qui trình đã quy định. Những nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản lý là một nội dung cơ bản của hoạt động quản lý. Mục tiêu, nhiệm vụ quản lý được thực hiện thông qua tác động của các phương pháp quản lý. Vai trò của phương pháp quản lý còn ở chỗ nó nhằm khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động, sáng tạo của người lao động và tiềm năng của hệ thống cũng như cơ hội có lợi ở bên ngoài.

    Phương pháp quản lý là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể quản lý. Đó là mối quan hệ rất sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống giữa những con người cụ thể. Vì vậy các phương pháp quản lý mang tính chất đa dạng và phong phú, nó là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản lý. Phương pháp quản lý thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể tuỳ thuộc vào đặc điểm từng đối tượng, cũng như năng lực và kinh nghiệm của người quản lý.

    Tác động của phương pháp quản lý luôn luôn là tác động có mục đích. Vì vậy, mục tiêu quản lý quyết định việc lựa chọn phương pháp quản lý. Trong quá trình quản lý phải luôn luôn điều chỉnh các phương pháp quản lý, nhưng không được chủ quan tuỳ tiện muốn sử dụng phương pháp nào cũng được. Bởi vì, mỗi phương pháp quản lý khi sử dụng lại tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó. Bên cạnh các yếu tố tích cực, phù hợp với mục tiêu dự đoán của chủ thể, cũng có thể xuất hiện một số hiện tượng nằm ngoài dự đoán ban đầu , thậm chí trái ngược với mục tiêu đặt ra. Do đó, đòi hỏi chủ thể quản lý phải tỉnh táo, sâu sát thực tế, kịp thời có biện pháp bổ sung để khắc phục các mặt tiêu cực khi chúng xuất hiện. Trong quản lý chúng ta có rất nhiều phương pháp, nhưng chủ yếu là các phương pháp: Giáo dục chính trị - tư tưởng, tâm lý - xã hội, hành chính - luật pháp, tổ chức - điều khiển và kinh tế. Vậy tại sao nói phương pháp hành chính - luật pháp là phương pháp chủ đạo trong công tác quản lý? Phương pháp đó như thế nào? Để tìm hiêu sâu hơn ta hãy phân tích phương pháp quản lý này và từ đó vận dụng như thế nào trong công tác quản lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...