Luận Văn Phương pháp hạch toán kế toán nguyên vật liệu

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

    Phần II
    PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

    1- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến kế toán nguyên liệu:
    - Do Công ty sản xuất chè là chủ yếu, do đó những chứng từ và nguyên liệu phải được kiểm tra chặt chẽ và được phân loại theo từng nhóm chè 1, 2, 3 đễ sản xuất ra và đưa vào làm sản phẩm. Vì vậy, nó làm ảnh hưởng đến người ghi sổ và viết hoá đơn.
    2- Phân loại nguyên liệu trong doanh nghiệp:
    - Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ, có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại nguyên vật liệu thì mới tổ chức tốt được công việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu.
    - Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh ghiệp đặc trưng lại để phân loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp được phân ra các loại sau đây:
    Nguyên liệu và vật liệu chính:
    Là các loại nguyên vật liệu kgi tham gia vào quá trình sản xuất nó tạo nên thực thể chính thức của sản phẩm. Nguyên liệu, vật liệu chính bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế toạ sản phẩm, hàng hoá ví dụ: Như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng như được coi là nguyên vật liệu chính.
    Vật liệu phụ:
    Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đối màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm để hoàn thiện và nâng cao tính năng và chất lượng của sản phẩm tạo điều kiẹn cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ nhu cầu, kỹ thuật, phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhớt, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, hương liệu xà phòng ).
    Nhiên liệu:
    Về thực thể là loại vật liệu phụ, nhưng nó được tách và thành một loại bị riêng cho việc sản xuất và tiêu dùng. Nhiên liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và quản lý kỹ thuật hoàn toàn khác với vật liệu phụ thông thường. Nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm có thể diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, rắn hoặc thể khí.
    Phụ tùng thay thế:
    Là những loại vật lỉệu sản phẩm được thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải công cụ dụng cụ sản xuất.
    Vật liệu và thiết bị XDCB bao gồm các vật liệu và thiết bị (cầm lặp và không cầm lặp bật kết cấu công cụ, khí cụ) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho XDCB.
    Phế liệu:
    Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt).
    Vật liệu khác:
    Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như: Bao bì vật đóng gói các loại vật 'tư đặc trưng.
    Hạch toán theo cách phân loại trên, đáp ứng được nhu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại vật liệu. Để đảm bảo thuận tiện tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toàn về số lượng và giá trị đối vơí từng loại nguyên vật liệu trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của nguyên vật liệu, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên "Sổ danh điểm vật liệu", sổ này thường thống nhất tên gọi, ký, mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toắn củă từng danh điểm nguyên vật liệu.
    3- Tính giá nguyên vật liệu:
    Tính giá vật liệu là một công tác quan trọng trong công việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu thị giá trị của chúng, lựa chọn phương pháp tính giá trong kỳ hợp lý để đảm bảo phản ánh chính xác chi phí vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm mới và độ lớn của dữ liệu, vật liệu ngày cuối kỳ, vì vậy, đánh giá vật liệu là nhiệm vụ không thể thiếu của tố chức hạch toán. Là tiền đề hình thành hệ thống thông tin chính xác về vật liệu tiêu dùng và dự trữ.
    Trong hoạch toán vật liệu được tính giá theo giá thực tế (giá gốc). Tuỳ theo doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ mà trong giá thực tế có thuế VAT (nếu tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) hay không có thuế VAT (nếu tính thuế theo phương pháp khấu trừ).
    a) Giá thực tế nhập kho:
    Trong các doanh nghiệp sản xuất giá thực tế nhập kho vật liệu được xác nhận theo từng nguồn thu nhập:
    Giá thực tế nhập kho:
    Trong các doanh nghiệp sản xuất giá thực tế nhập kho vật liệu được xác định theo từng nguồn nhập.
    Đối với vật liệu mua ngoài:
    Giá thực tế gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán hàng (nếu là vật liệu tự nhập bằng ngoại tệ thì quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ của liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, cộng thuế nhập khẩu và các khoản phụ thu nếu có) công với chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm, chi phí hao hụt hợp lý trên đường đi, tiền thuế kho bãi, phí gia công trước khi nhập kho (nếu có phí chọn lọc, tái chế trừ đi các khoản giảm giắ hàng mua được hưởng).
    Đối với vật liệu gia công xong nhập kho:
    Giá thực tế bao gồm giá xuất và chi phí gia công chế biến với vật liệu doanh nghiệp tự chế biến. Tính theo giá thành sản xuất thực tế, với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến gồm: giá vật liệu thực tế xuất kho với chi phí gia công như chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí bảo hiểm vả tiền trả cho người gia công.
    Đối với vật liệu nhận gốc vồn liên doanh và cổ phần
    Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá trị vốn góp
    thoả thuận Chi phí liên quan đến tiền nhập (nếu có)

    ã Đối với vật liệu nhập tặng thưởng, viện trợ:

    Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá do hội đồng bàn giao xác định trên cơ sở giá thị trường Chi phí liên quan (nếu có)

    ã Đối với phế liệu thu hồi:
    Giá thực tế là giá ước tính, giá thực tế có thể sử dụng được hay giá bán thu hồi. Giá các loại vật liệu và các chi phí gia công chế biến, vạn chuyển, bảo quản, thu mua nói trên phải ghi trên hoá đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài Chính. Trường hợp vật liệu là sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản mua do người trực tiếp sản xuất, không có hoá đơn thì người mua phải lập bảng kê mua hàng ghi rõ tên địa chỉ người bán, số lượng, hàng hoá, đơn giá, thành tiền, chữ ký cùa người bán hàng được Giám đốc doanh nghiệp duyệt.
    b) Giá thực tế xuất kho

     
Đang tải...