Luận Văn Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay.

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước vào công cuộc đổi mới đất nước, bước vào hội nhập với vô vàn thách thức, khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có những bước đi vững chắc nếu không chỉ một bước sai lầm cũng có thể đẩy đất nước vào tụt hậu, khủng hoảng. Để có thể đi trên con đường hội nhập cùng với các dân tộc trên thế giới, đưa đất nước phát triển và vượt lên một cách toàn diện trước hết phải có nền tảng vững chắc đó là con người.
    Bác Hồ đã dạy “vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”, từ đó Bác khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn ngày nay. Chỉ có một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mới tạo ra con người chủ nghĩa xã hội. Nền giáo dục đó phải không ngừng được đổi mới, không ngừng tiếp thu những cái mới, cái hợp lý nhưng không được phủ nhận sạch trơn cái cũ, mà phải kế thừa chọn lọc những tinh hoa, tinh túy trong lịch sử dân tộc và thời đại, áp dụng chúng một cách linh hoạt, khoa học vào điều kiện cụ thể của đất nước.
    Trong bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, nền giáo dục qua mỗi giai đoạn thăng trầm của đất nước lại có những chuyển biến nhất định. Ngay từ sớm nền giáo dục nói riêng, tư tưởng văn hóa của dân tộc nói chung đã chịu ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng từ các nước bên ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ
    Ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu đậm và lâu dài nhất là tư tưởng giáo dục của Nho giáo do Khổng Tử sáng lập. Tuy đã qua hơn 2500 năm, trải nhiều biến cố lịch sử nhưng có những tư tưởng đến nay vẫn còn ăn sâu, ảnh hưởng đến nhiều quan niệm của nhân dân ta. Trong đó, có nhiều tư tưởng tiến bộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị, rất cần được kế thừa và phát huy trong thời đại mới. Đặc biệt là những phương pháp giáo dục của Khổng Tử có nhiều yếu tố tích cực.
    Các phương pháp giáo dục của Khổng Tử chứa đựng những hạt nhân hợp lý, khoa học, phù hợp với môi trường giáo dục ở nước ta. Tuy nhiên, do điều kiện mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau nên không thể vận dụng một cách máy móc, không thể vận dụng hoàn toàn các phương pháp đó vào điều kiện giáo dục nước ta hiện nay. Nên chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu đề tài này, thông qua đó chúng ta có nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn những đóng góp của Khổng Tử về phương pháp giáo dục. Chỉ ra những mặt tích cực, hợp lý cần kế thừa, đồng thời chỉ ra cái chưa được trong phương pháp giáo dục của ông, để từ đó áp dụng vào thực tiễn giáo dục nước ta, góp phần giúp những người làm trong công tác giáo dục có thêm tư liệu tham khảo để nâng cao phương pháp giáo dục của bản thân đồng thời giúp cho người học vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục đó vào quá trình học tập một cách thiết thực và hiệu quả.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Khổng Tử và tư tưởng Nho giáo đã từ lâu ảnh hưởng mạnh mẽ vào nước ta, đã sớm được các nhà nghiên cứu để tâm. Đã có không ít đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề về Khổng Tử và các tư tưởng của ông. Một số đề tài như: “Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử” năm 1999 của Võ Văn Nam, Đại học sư phạm Hà Nội, “Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với việc dạy và học Nho giáo ở Việt Nam thời Lý Trần”của Đăng Xuân Dương in trên tạp chí Dạy và học ngày nay, số 4, năm 2011, hay trong “Tư tưởng tự học của Khổng Tử và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học cho sinh viên trường Đại học sư phạm Huế” năm 2009 của Nguyễn Thanh Hùng, Đại học sư phạm Hà Nội
    Trong bài “Phương pháp dạy học của Khổng Tử”, do PTS Trịnh Xuân Vũ, Đại học sư phạm - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh viết, đăng trong số 2, tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 2 năm 1998, đã rất đề cao phương pháp giáo dục của Khổng Tử. Trong bài viết này, ông đã nêu ra 5 phương pháp và nội dung của những phương pháp đó trong dạy học của Khổng Tử, đó là: phương pháp bàn luận riêng theo nhu cầu và tư chất cá thể; phương pháp tạo điều kiện để trò tự điều chỉnh hành vi và nhận thức của mình; phương pháp phát hiện vấn đề theo hướng mô tả cấu trúc; phương pháp sử dụng tình huống nêu vấn đề và cá thể hóa tiếp nhận và phương pháp tâm truyền. Tuy rất coi trọng phương pháp dạy học của Khổng Tử, ông cũng khẳng định “những phương pháp đó đến nay vẫn còn nhiều giá trị tích cực đối với nhà trường hiện đại” song ông chưa đưa ra ý nghĩa của phương pháp đó đối với hiện nay như thế nào và phải vận dụng ra sao.
    Còn theo Doãn Chính - tiến sĩ triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chi Minh trong bài “Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người” đăng trong số 3, tạp chí triết học năm 2000 thì nêu ra ba phương pháp: một là, phương pháp gợi mở, đối thoại giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động chủ quan và sự độc lập sáng tạo của người học; hai là, phương pháp gắn học với hành, lời nói kết hợp với việc làm, phản đối nói suông và học suông; ba là, phương pháp ôn cũ biết mới thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng và học tập. Tuy nhiên, ông cũng chưa nêu lên ý nghĩa của những phương pháp đó với giáo dục hiện tại ra sao và tất nhiên cũng không đưa ra cách vận dụng chúng như thế nào.
    Đề tài: “Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử”, 1999 - Luận văn thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Võ văn Nam đã khái quát được một cách có hệ thống các tư tưởng giáo dục của Khổng Tử như tư tưởng “Hữu giáo vô luận”, tư tưởng tu - tề - trị - bình, Khổng Tử dạy cách học, Khổng Tử với phương pháp dạy học, Khổng Tử với mục tiêu xây dựng mẫu người quân tử, từ đó tác giả muốn khẳng định được công lao của Khổng Tử.
    Trong bài viết : “Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó tới việc dạy Nho giáo ở Việt Nam thời Lý - Trần” của tác giả Đặng Xuân Dương trên tạp chí số 4/ 2011, tác giả đã chỉ ra được 5 phương pháp giáo dục cơ bản của Khổng Tử là: phương pháp nêu gương, phương pháp “gợi mở vấn đề”, phương pháp ôn cũ biết mới, phương pháp học đi đôi với hành, phương pháp tùy thuộc vào tư chất của học trò mà có phương pháp giáo dục khác nhau và tác giả nêu lên sự ảnh hưởng của các phương pháp giáo dục của Khổng Tử tới việc dạy Nho giáo ở Việt Nam thời Lý - Trần đặc biệt là phương pháp nêu gương mà tiêu biểu là nhà giáo Chu Văn An.
    Trên đây là một số những đề tài nghiên cứu về Khổng Tử và phương pháp giáo dục của ông nhưng nhìn chung thường tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về đạo đức, con người, giáo dục trong tư tưởng của Khổng Tử. Mà ít có đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về phương pháp giáo dục của Khổng Tử cũng như vận dụng chúng vào thực trạng giáo dục hiện nay thế nào, nếu có thì cũng chỉ ở dạng bài viết ngắn trên tập chí khoa học, các báo và thường thì không đầy đủ hoặc chưa đem những phương pháp đó vận dụng vào thực tế.
    3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay.
    4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    a. Mục đích của đề tài
    - Thông qua việc tìm hiểu những nội dung cơ bản trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử, chỉ ra được những yếu tố tích cực và hạn chế của nó, từ đó vận dụng vào vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Việt Nam trong xu thế hội nhập.
    - Giúp cho bản thân người nghiên cứu vận dụng được một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào trong quá trình học tập hiện nay cũng như công việc giảng dạy sau này.
    - Góp phần kế thừa, bảo tồn những giá trị tư tưởng quý báu trong kho tàng tri thức của nhân loại.
    b. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Để đạt được mục đích đề ra, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Làm rõ các phương pháp giáo dục của Khổng Tử.
    - Vận dụng các phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lôgic - lịch sử và các phương pháp khác đó là: phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích
    6. Cái mới của đề tài
    Vận dụng phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay.

    7. Ý nghĩa của đề tài
    - Khái quát các phương pháp giáo dục của Khổng Tử, chỉ ra các điểm tích cực của các phương pháp đó từ đó giúp người dạy và người học vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình dạy học.
    8. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 2 chương, 7 tiết. Chương 1. Phương pháp giáo dục của Khổng Tử; Chương 2. Vận dụng phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
    3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4
    4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4
    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
    6. Cái mới của đề tài 4
    7. Ý nghĩa của đề tài 5
    8. Kết cấu của đề tài 5
    NỘI DUNG 6
    CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ 6
    1.1 Khổng Tử - cuộc đời và sự nghiệp 6
    1.1.1 Bối cảnh lịch sử Trung Quốc thời Khổng Tử 6
    1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử 8
    1.1.2.1 Cuộc đời của Khổng Tử 8
    1.1.2.2. Sự nghiệp của Khổng Tử 12
    1.2 Nội dung cơ bản trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử 15
    1.2.1 Phương pháp và phương pháp giáo dục 15
    1.2.2 Những phương pháp giáo dục của Khổng Tử 16
    1.2.2.1 Phương pháp đối thoại gợi mở 16
    1.2.2.2 Phương pháp học đi đôi với hành 20
    1.2.2.3 Phương pháp ôn cũ biết mới 24
    1.2.2.4 Phương pháp nêu gương 27
    CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VÀO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 31
    2.1 Thực trạng của nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay 31
    2.2 Vận dụng phương pháp đối thoại gợi mở trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay 33
    2.3 Vận dụng phương pháp học đi đôi với hành trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay 35
    2.4 Vận dụng phương pháp ôn cũ biết mới trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay 36
    2.5 Vận dụng phương pháp nêu gương trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử vào sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay 38
    KẾT LUẬN 41
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...