Luận Văn Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MUC LUC ã ã
    Trang

    A - Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3

    3. Mục đích và nhiệm vụ nhiên cứu của đề tài 4

    4. Giới hạn của đề tài 5

    5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .6

    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7

    7. Kết cấu đề tài 7

    B- Nội dung 9

    Chương 1: Lý luận về xung đột pháp ỉuật trong hợp đồng dân sự có yếu

    tố nước ngoài 9

    1.1. Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài .9

    1.2. Xung đột pháp ỉuật trong họp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài 11

    1.2.1. Khái niệm .11

    1.2.2. Nguyên nhân xảy ra xung đột .14

    1.2.3. Phương pháp giải quyết xung đột .17

    1.2.4. Các xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước

    ngoài 23

    Chương 2: Phương pháp giải quyết xung đột pháp ỉuật trong hợp đồng

    dân sự có yếu tố nước ngoài ở một số quốc gia và ở Việt Nam 29

    2.1. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong họp đồng dân

    sự có yếu tố nước ngoài ở một số quốc gia 29

    2.1.1. Theo quy định trong pháp luật quốc gia 30

    2.1.2. Theo điều ước quốc tế mà các quốc gia tham gia hoặc ký kết .36

    2.2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong họp đồng dân

    sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 39

    2.2.1. Theo pháp luật Việt Nam 39

    2.2.2. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam gia tham gia hoặc ký kết .46

    Chương 3: Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về

    giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tổ nước ngoài 56

    3.1. Định hướng chung .56

    3.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp ỉuật

    trong hạp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài 59

    3.2.1. về quy định chủ thể của họp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài .59

    3.2.2. về quy định căn cứ áp dụng pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi giao kết hợp đồng đối với người nước ngoài là người không có quốc tịch và người nước ngoài có

    hai hay nhiều quốc tịch khác nhau 59

    3.2.3. về quy định nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho hợp đồng 61

    3.2.4. Quy định về vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong hợp đồng .63

    3.2.5. về quy định dẫn chiếu trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài 64

    c - Kết Luân .68

    Tài liêu tham khảo

    A - MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (từ Đại hội VI tháng 12 năm 1986), tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước trên thế giới; có quan hệ hợp tác kinh tế, tài chính, tín dụng với hom 200 tổ chức quốc tế và diễn đàn quốc tế; có quan hệ buôn bán với hom 100 nước, trong đó với hơn 60 nước đã kí kết Hiệp định về thương mại ở cấp Chính phủ. Tháng 7 năm 2000 đã ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Sau đó, Việt Nam đã tích cực đàm phán và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2005. Hiện nay, trong hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế trên đày đủ các lĩnh vực, Việt Nam đã ký 26 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước trong đó 15 Hiệp định điều chỉnh tương trợ tư pháp về dân sự, thương mại.

    Cũng tò sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, người nước ngoài và tài sản của họ ở nước ta nhiều hơn, công dân nước ta ở nước ngoài cũng tăng lên đáng kể. Cùng với đó, số lượng khách du lịch nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam cũng ngày một gia tăng. Từ đó phát sinh mối quan hệ giữa công dân, pháp nhân nước ta YỚi nước ngoài cũng sẽ nhiều và phức tạp hom.

    Tất cả tình hình trên đây đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy sự hội nhập kinh tế, cũng như phát triển quan hệ về mọi mặt giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức và các diễn đàn quốc tế. Trong bối cảnh đó, đã làm gia tăng hết sức mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài

    đòi hỏi phải được pháp luật các nước điều chỉnh. Các quan hệ về hôn nhân và gia đình, thừa kế . đặc biệt là quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong các năm qua cũng tăng lên.

    Như vậy, cùng với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế - thương mại có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh năng động tại các quốc gia hiện nay, đã làm phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó phải kể đến quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Tình hình đó tất yếu sẽ kéo theo những hậu quả làm phát sinh các vụ tranh chấp về các vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời, vấn đề này chỉ có thể giải quyết được khi có đủ cơ sở pháp lý càn thiết cho cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền xem xét vụ việc.

    Khác với việc giải quyết quan hệ hợp đồng thông thường, việc giải quyết quan hệ họp đồng có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến việc chọn luật áp dụng vì nó xảy ra hiện tượng “xung đột pháp luật”. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề pháp lý về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài hiện nay ở Việt Nam cũng như ở các nước là điều rất cần thiết. Các phương pháp giải quyết này được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như các Điều ước quốc tế mà các nước là thảnh viên.

    Trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế theo xu hướng hội nhập của Việt Nam hiện nay, điều cần thiết là “Phải tiếp tục củng cố, tăng cường . mở rộng quan hệ quốc tế ., tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật”. Do đó, yêu càu về việc bổ sung, hoàn thiện Phần thứ bảy về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó là các quy định về phần hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, cũng như các văn bản pháp luật dân sự có liên quan càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc ổn

    định các quan hệ liên quan đến hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu pháp luật của một số nước về vấn đề này có ý nghĩa thiết thực trong việc hoàn thiện thêm các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực này.

    Từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài có ý nghĩa thiết thực về phương diện lý luận và thực tiễn.

    2. Tình hình nghiền cứu của đề tài.

    Ở nước ta, vấn đề họp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài mặc dù đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng các công trình mang tính chất chuyên khảo về vấn đề này còn rất khiêm tốn. vấn đề hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ là một phần nằm trong các công trình nghiên cứu như chuyên đề, luận văn tốt nghiệp Cử nhân, luận văn Thạc sĩ và một số bài nghiên cứu đãng trên các tạp chí chuyên ngành.

    Sau khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời đã có những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Tiêu biểu: Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật “Bước đầu tìm hiểu các quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 về quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài” (năm 1996) của Đinh Trọng Nghĩa, Đại học luật Hà Nội; bài viết của tác giả Nguyễn Bá Chiến “Bàn về một sổ yêu cầu đổi mới việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột và việc áp dụng đổi với hợp đồng dân sự có yếu tổ nước ngoài”, đãng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/2003; bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Vinh “Chọn luật áp dụng đổi với quan hệ dân sự có yểu tổ nước ngoài”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2003; hay Nguyễn Văn Đại với bài nghiên cứu “Tưpháp quốc tế Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp

    số 10/2003: cuốn ‘‘Một số vẩn đề lỷ luận cơ bản về Tư pháp quốc tế ”, xuất bản năm 2001 của TS Đoàn Năng. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên mới dừng lại ở việc phân tích các quy định của pháp luật về quan hệ dân sự cố yếu tố nước ngoài và chỉ ra định hướng chủ yếu cho việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự 1995 .

    Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành (thay thế Bộ luật dân sự 1995) cũng đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của một số tập thể, cá nhân về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài như: Thái Công Khanh YỚi bài nghiên cứu “Bàn về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ”, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 6/2007; cuốn “Tư pháp quốc tế”, xuất bản năm 2007 của ThS Lê Thị Nam Giang; hay như cuốn “Tư pháp quốc tể Việt Nam quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài”, xuất bản năm 2010 của TS Đỗ Văn Đại và PGS.TS Mai Hồng Quỳ. Trong các công trình khoa học này, các tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, bàn về các khái niệm “Tư pháp quốc tế”, “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” .

    Có thể thấy rằng, các công trình trên đây chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về pháp luật điều chỉnh phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong họp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, mà chỉ dùng lại ở việc phân tích ở một số khía cạnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các nước hoặc nghiên cứu chung chung về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Các công trình nghiên cứu dưới góc độ lý luận hoàn thiện pháp luật về họp đồng dân cự có yếu tố nước ngoài còn ít, chưa có tính chất hệ thống, khái quát.

    3. Muc đích và nhiêm vu nghiên cứu của đề tài.

    3.1. Mục đích nghiên cứu.

    Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về xung đột pháp luật, phương pháp giải quyết xung đột trong họp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Từ

    đó đi phân tích phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật ở một số quốc gia và liên hệ YỚi Việt Nam.

    Trên cơ sở phân tích, so sánh phương pháp giải quyết xung đột pháp luật ở một số nước với phương pháp giải quyết ở Việt Nam, nêu lên những quan điểm, phương hướng hoàn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột trong hợp đồng dân sự ở nước ta hiện nay.

    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

    Để thực hiện mục tiêu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

    Tìm hiểu những vấn đề lý luận về xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài như: Khái niệm hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, nguyên nhân xảy ra xung đột, phương pháp giải quyết xung đột và các xung đột pháp luật trong họp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.

    Tìm hiểu pháp luật điều chỉnh xung đột trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài ở một số nước trên thế giới, bao gồm cả Điều ước quốc tế mà các quốc gia là thảnh viên điều chỉnh vần đề này.

    Phân tích phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài ở một số nước và Việt Nam. Qua đó so sánh, đưa ra nhận xét về phương pháp giải quyết xung đột giữa pháp luật các nước đó và pháp luật Việt Nam.

    Nêu lên sự cần thiết cũng như những quan điểm, giải pháp cụ thể có tính khả thi trong việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.

    4. Giới han của đề tài.

    Đây là đề tài nghiên cứu trong giới hạn lĩnh Yực pháp luật, cụ thể là pháp luật về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam và một số

    quốc gia, nên khi thực hiện đề tài chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu những nội dung cơ bản của pháp luật quy định về tính hợp pháp của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật và một số Điều ước quốc tế của Việt Nam và một số nước. Trong chừng mực nhất định, một số Hiệp định thương mại của Việt Nam cũng được đề cập đến mang tính chất tham khảo. Đề tài nghiên cứu cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

    5. Đổi tượng và phương pháp nghiên cứu.

    5.1. Đối tượng nghiên cứu.

    Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài và phương pháp giải quyết xung đột về tính hợp pháp của họp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế. Nghiên cứu vấn đề lý luận để xác định tính khoa học trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Nghiên cứu thực tiễn các quy định về giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài, tìm ra những điểm còn chưa phù họp trong pháp luật Việt Nam để có hướng khắc phục cụ thể.

    5.2. Phương pháp nghiên cứu.

    Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật làm phương pháp luận nghiên cứu đề tài. Đặc biệt là các quan điểm của pháp luật về vấn đề quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

    Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Bên cạnh đó, để có được những kết luận đúng đắn đề tài còn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành khác như phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp. Qua đây có thể khái quát hóa hay cụ thể hóa vấn đề cho phù họp với nội dung đề tài.

    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.

    về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở lý luận cho việc sửa đổi, bổ sung Phần thứ bảy Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là các phần liên quan về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Đồng thời đề tài còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy cho giáo viên, sinh viên chuyên ngành luật, đặc biệt là chuyên ngành Tư pháp quốc tế, và cho những ai quan tâm.

    về thực tiễn: Đề tài đưa ra những phương hướng, kiến nghị cụ thể về hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Điều này có ý nghĩa thiết thực giúp cho những người có thẩm quyền áp dụng luật để giải quyết xung đột trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, đồng thời tạo nên sự thuận lợi cũng như tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia vào quan hệ này.

    Với những điều nêu trên đây, hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phàn nhỏ bé vào việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

    7. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương như sau:

    Chương 1 : Lý luận về xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.

    Chương 2: Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật ữong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài ở một số quốc gia và ở Việt Nam.

    Chương 3: Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...