Luận Văn Phương pháp giải các dạng bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình ở bậcTHCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I:MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài:
    1.1.Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực là một việc làm cần thiết và cấp bách. Tại sao lại phải như vậy? Hiện nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới. Từ việc thi tài năng bằng sự thuộc lòng những tri thức “ uyên thâm”, quan điểm về chuẩn mực của người giỏi là “ thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đã dần được thay đổi bằng năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những định hướng sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội.
    Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 có ghi “ Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng , tức là đào tạo những con người lao động, kỹ năng thực hành. Để thực hiện điều đó, giáo dục Việt Nam đã trải qua các cuộc cải cách với nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn không ít tồn tại cần từng bước khắc phục.
    Vấn đề phát huy tích cực của học sinh đã được đặt ra từ những năm của thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Trong những năn gần đây, ngành giáo dục Việt Nam đã
    có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thông vẫn còn chịu nhiều tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, “chạy theo thành tích” học để thi, dạy để thi.
    Do đó việc dạy học chủ yếu vẫn truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề . cho người học.
    1.2. Thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ thông tin. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không còn là tài sản riêng của trường học. Học sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và cách học.
    Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà nó còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học, là phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả. Công nghệ thông tin giúp cho người học mở rộng hiểu biết với tầm nhìn xa, trông rộng qua hệ thống Internet kết nối thông tin trong nước và toàn thế giới.
    Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động sáng tạo, có kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường, giáo viên nói riêng. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.
    1.3. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội.
    Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
    đòi hỏi đất nước cần có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hoá nhằm đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả cao.
    Đáp ứng yêu cầu trên, người lao động phải lao động sáng tạo, có kiến thức có kỹ năng chuyên nghiệp, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm. Dám chịu trách nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng của người lao động và là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức kinh doanh. Yêu cầu đối với người lao động không chỉ đơn thuần là kiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề. Cách giải quyết vấn đề linh hoạt, sáng tạo trước các tình huống khó khăn phức tạp của cuộc sống và sự dám chịu trách nhiệm không phải là những phẩm chất sẵn có ở mỗi con người mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình giáo dục. Như vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó cần quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
    1.4.Trong trường phổ thông Toán học chiếm một vị trí quan trọng vì nó giúp các em tính toán nhanh, tư duy giỏi, suy luận, lập luận hợp lý lô gic, không những thế nó còn hỗ trợ cho các em học tốt các môn học khác như: Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học, Công Nghệ, Địa Lí .“Dù các bạn có phục vụ ngành nào, trong công tác nào thì kiến thức và phương pháp toán học cũng cần cho các bạn ” (Phạm Văn Đồng)
    Môn Toán là môn học giúp cho học sinh phát triển tư duy do tính trừu tượng, đòi hỏi học sinh phải biết phán đoán, lập luận, suy luận chặt chẽ, là môn học “thể thao của trí tuệ”. Để nắm được kiến thức và vận dụng được các kiến thức đã học đòi hỏi các em phải biết phân tích, tìm tòi, phán đoán qua đó nó đã rèn luyện cho các em trí thông minh sáng tạo. Trong quá trình học tập của học sinh ở trường phổ thông, nó đòi hỏi tư duy rất tích cực của học sinh. Để giúp các em học tập môn Toán có kết quả tốt, có rất nhiều tài liệu sách, báo đề cập tới. Giáo viên không chỉ nắm được kiến thức, mà điều cần thiết là phải biết vận dụng các phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt, truyền thụ kiến thức cho học sinh dễ hiểu nhất. Chương trình Toán rất rộng, các em được lĩnh hội nhiều kiến thức, các kiến thức lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy khi học, các em không những nắm chắc lý thuyết cơ bản, mà còn phải biết tự diễn đạt theo ý hiểu của mình, từ đó biết vận dụng để giải từng loại toán. Qua cách giải các bài toán rút ra phương pháp chung để giải mỗi dạng bài, trên cơ sở đó tìm ra các lời giải khác hay hơn, ngắn gọn hơn. Tuy nhiên, trong thực tế một số ít giáo viên chúng ta chỉ chú trọng việc truyền thụ kiến thức đầy đủ theo từng bước, chưa chú ý nhiều đến tính chủ động sáng tạo của học sinh.
    Đại số là một môn đặc biệt của Toán học. Nếu đi sâu vào nghiên cứu về môn Đại số hẳn mỗi chúng ta sẽ được chứng kiến cái “không gian ba chiều” lý thú của nó mà không bao giờ vơi cạn. Giải bài toán bằng cách lập phương trình (hệ phương trình) là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình môn Toán của trường trung học cơ sở (THCS). Việc giải bài toán bằng cách lập phương trình (hệ phương trình) là một ứng dụng của phương trình (hệ phương trình), nó có ý nghĩa trong việc rèn luyện óc phân tích và biểu thị toán học những mối liên quan của các đại lượng trong thực tiễn. Trong phân môn Đại Số – chương trình toán lớp 8; lớp 9 bậc THCS, số tiết về dạy học các bài toán bằng cách lập phương trình (hệ phương trình) đã chiếm một vị trí quan trọng.
    Về cả hai phía giáo viên và học sinh đều có khó khăn khi dạy và học kiểu bài này. Đây là một vấn đề quan trọng và bức thiết. Lâu nay chúng ta đang tìm kiếm một phương pháp dạy học sinh giải các bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình làm sao đạt hiệu quả. Các tài liệu, các sách tham khảo, sách hướng dẫn cho giáo viên cũng có rất ít sách đề cập đến phương pháp dạy từng dạng của kiểu bài này. Có chăng chỉ là gợi ý chung và sơ lược.Và đặc biệt trong các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, hầu như các tiết thi giảng giải bài toán bằng cách lập phương trình (hệ phương trình) không mấy đạt được kết quả cao vì ngôn ngữ chuyển đổi vừa dựa vào thực tế vừa dựa vào kiến thức của toán học để giải quyết. Các em rất lúng túng không biết giải bài toán như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Hoặc khi đã có một số ý tưởng để giải bài toán thì cách lập luận không rõ ràng, mạch lạc, lời giải khi trình bày chưa thấy rõ được mối tương quan, liên hệ giữa các đối tượng, các đại lượng có trong bài. Mặc dù cũng có vài học sinh tìm được các phương trình, giải hệ phương trình tìm đúng kết quả của bài toán nhưng nhìn chung chưa khoa học và chuẩn xác. Do vậy việc hướng dẫn giúp các em có kỹ năng lập các phương trình để giải toán, ngoài việc nắm lý thuyết thì các em phải biết vận dụng thực hành, từ đó phát triển khả năng tư duy, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh khi học nhằm nâng cao chất lượng học tập. Mặt khác, giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình là nội dung sau khi học bài phương trình, hệ phương trình. Riêng giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình là nội dung kế thừa của lớp 8. Chỉ khác chăng đó là quá trình giải phương trình bậc nhất hay giải hệ phương trình hoặc từ hệ phương trình dẫn đến giải phương trình bậc hai một ẩn mà thôi. Vì thế, nếu học sinh nắm vững các bước cơ bản và có kĩ năng giải tốt dạng bài toán bằng cách lập phương trình ở lớp 8 sẽ tạo đà, đặt nền tảng vững chắc, giúp học sinh dễ dàng giải các dạng toán này ở lớp 9.
    Trước tình hình trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy môn toán bậc THCS, cũng đã từng trăn trở nhiều về vấn đề trên. Tôi mạnh dạn nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp giải các dạng bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình ở bậc THCS”. Với chút kinh nghiệm học hỏi được từ các đồng nghiệp qua dự giờ, qua thực tế giảng dạy, tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng thi vào cấp 3 không những của trường tôi mà còn có ích cho tất cả các đồng nghiệp khác. Đây cũng là tài liệu giúp học sinh cũng tự nghiên cứu, tự học một cách dễ dàng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...