Tiểu Luận Phương pháp đo độ bão hòa oxy dạng xung - cảm biến quang đo nồng độ oxy trong máu

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cùng vớí sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc đo đạc phân tích các tín hiệu sống của con người nhằm theo dõi, phát hiện các vấn đề sức khỏe ngày càng được chú trọng. Một trong những tín hiệu đó là nồng độ bão hòa Ô-xy trong máu Sp02. Tín hiệu này cho phép phát hiện các dấu hiệu bất thường của hệ thống hô hấp, tuần hoàn một cách rõ ràng, cũng vì thế mà nó được coi như một dấu hiệu sinh tồn thứ 5. Trong bài báo cáo này, chúng ta sẽ đề cập đến một phép đo nồng độ Oxy trong máu sử dụng cảm biến quang học dựa theo phép đo Oxy bão hoà dạng xung. CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ BÃO HÒA OXY DẠNG XUNG - CẢM BIẾN QUANG ĐO NỒNG ĐỘ OXY TRONG MÁU I. GIỚI THIỆU CHUNG: Ôxy cung cấp cho các tế bào trong cơ thể nhờ các phân tử Hemoglobin (Hb) có trong máu. Tại phổi, các phần tử Hemoglobin này kết hợp với oxy và trở thành oxyhemoglobin (HbO2), sau đó theo hệ thống mạch đi nuôi cơ thể. Như vậy, trong máu sẽ có hai loại Hemoglobin: loại kết hợp với oxy (HbO2) và loại không kết hợp với oxy (Hb). Nguyên lý của phép đo oxy trong máu được tìm ra vào những năm 60 của thế kỷ 18 đó là chất hấp thụ màu có trong máu, hemoglobin là thành phần cũng mang oxy. (Hemoglobin là protein mà protein này có trong máu). Cũng trong thời gian này, vấn đề được chú ý tới đó là sự hấp thụ của ánh sáng nhìn thấy bởi các hemoglobin. Đây là nguyên nhân mà hai dạng phân tử phổ biến là oxyhemoglobin (HbO2) và hemoglobin không kết hợp với oxy (Hb) có sự khác nhau đáng kể về phổ quang học với các bước sóng từ 660nm đến 940nm. Độ bão hòa oxy thường liên quan tới SaO2 hoặc SpO2, được xác định là tỉ số giữa oxyhemoglobin (HbO2) và toàn bộ số hemoglobin có trong máu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...