Sách Phương pháp điều trị bệnh cho gà và vật nuôi

Thảo luận trong 'Sách Gia Đình' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương pháp điều trị bệnh cho gà và vật nuôi
    Việc nuôi gà và bị bệnh là điều không ai mong muốn, tuy nhiên khi bị bêẹh rồi thì phải làm thể nào thì mình xin phép giới thiệu một số vấn đề cũng có thể nói là nguyên tắc trong điều trị các bệnh nói chung cho các bác tham khảo. Khi nào rảnh mình sẽ giới thiệu cho các bác phác đồ riêng từng bệnh sau. Do quĩ thời gian có hạn nên bài viết chưa được chuẩn về câu từ và đầy đủ về nội dung, mình post lên để cả nhà tham khảo, trao đồi và góp ý nhé.
    Phương pháp 3 bước 5 đúng
    Thứ nhất: 3 bước gồm

    Bước 1: Vệ sinh
    Bước 2: Dùng thuốc
    Bước 3: Bổ trợ
    Thứ 2: 5 đúng
    Đúng thuốc
    Đúng cách
    Đúng thời điểm
    Đúng lượng
    Đúng liệu trình
    3 bước trong điều trị bệnh
    Bước 1: Vệ sinh

    Vệ sinh là khâu vô cùng quan trọng trong điều trị cũng như phòng bệnh. Trong công tác phòng bệnh thì vệ sinh là phương pháp rẻ tiền mà đem lại hiệu quả cao. Trong khi điều trị bệnh vệ sinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
    Ý nghĩa:
    - Vệ sinh cơ giới giúp loại bỏ phân, chất độn chuồng, nơi cư trú của mầm bệnh.
    - Vệ sinh cơ giới làm cắt đứt một khâu trong vòng đời của một số mầm bệnh (cầu trùng) làm cho mầm bệnh không phát triển được.
    - Vệ sinh sát trùng giúp tiêu diệt mầm bệnh, làm suy yếu mầm bệnh và làm cho mầm bệnh trong môi trường không có khả năng gây bệnh, giảm áp lực mầm bệnh.
    - Làm sạch môi trường.
    Phương pháp:
    - Vệ sinh cơ giới: dọn toàn bộ phân, chất độn chuồng ra khỏi chuồng nuôi và tiến hành xử lý bằng cách ủ hoặc chôn cùng vôi bột, thuốc sát trùng, Tiến hành phát quang bụi rậm khu vực xung quanh chuồng để loại bỏ nơi cư trú của động vật trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, côn trùng khác ). Riêng bệnh Cầu trùng thì ta phải dọn phân hàng ngày trong liệu trình điều trị (3-2-3) để loại bỏ các noãn nang (mầm bệnh) ra ngoài. Các bệnh khác có thể loại bỏ phân 2-3 ngày/lần tuỳ điều kiện thực tế. Chú ý: Việc dọn phân trong chuồng sẽ làm xáo trộn vật nuôi, gây stress, gây ra các tác động làm gà chồng đống lên nhau nên dễ gây chết do dẫm đạp, do vậy chúng ta phải thật nhẹ nhàng, dọn từng khu một tránh gây tác động mạnh nhất là với vật nuôi mẫn cảm như gà Ai cập. Sau khi thu dọn phân, chất độn chuồng sạch sẽ chúng ta thay một lớp độn chuồng khác và rắc một lớp bột sát trùng nền chuồng lên trênn.
    - Vệ sinh sát trùng: Tiến hành phun thuốc sát trùng 1 lần/ngày trong mọi loại bệnh khi đang điều trị. Thuốc sát trùng chỉ cần pha đúng liều của nhà SX hoặc cao hơn một chút, không nên lãng phí (vì là hoá chất nên cứ đủ nồng độ là diệt được mầm bệnh). Sau khi pha thì phun với liều 2-4lít dung dịch đã pha cho 100m2 chuồng nuôi, không nên phun nhiều làm ướt nền chuồng (nếu nền chuồng ẩm quá thì kh thuốc sát trùng hết tác dụng mầm bệnh lại có điều kiện thuận lợi để phát triển). Nên phun ngửa vòi,vòi phun càng mịn cảng tốt, và phun vào thời điểm “khô” và “ấm” nhất trong ngày.
    - Phát quang bụi rậm: xung quanh khu vực chuồng nuôi phải phát quang và phun thuốc sát trùng hàng ngày, không nên phun vào lúc nắng nóng. Nếu có muỗi, ruồi và côn trùng khác thì phải phun thuốc diệt côn trùng.
    Bước 2: Dùng thuốc
    5 đúng trong điều trị bệnh

    1. Đúng thuốc: Bệnh chỉ khỏi khi dùng đúng thuốc điều trị, do vậy công việc chẩn đoán bệnh cực kỳ quan trọng. Đúng thuốc có 2 dạng
    - Đúng nguyên nhân: nguyên nhân nào thì thuốc ấy. Ví dụ
    Tiêu chảy: Colistin, Enrofloxacin, Neomycin, Gentamycin, Ampicoli, Sulfamethoxazole + Trymethoprim,
    Cầu trùng: Totraruzil, Diclaruzil, Sulfachlorin, Sulfaquinoxalin,
    Hen (CRD): Tylosin, Doxycyclin, Tiamulin, Erythromycin, Tobramycin,
    Hen (CCRD): Florfenicol, Tylosin + Enrofloxacin,
    Viêm ruột: Amoxycillin + Colistin, Tylosin + Colistin (lợn)
    Giun: Levamisol, Ivermectin,
    .
    - Đúng triệu chứng: khi chưa phát hiện đúng nguyên nhân hoặc trong một số bệnh phức tạp thì cần phải dùng thêm thuốc điều trị triệu chứng. VD:
    o Hen có đờm: Bromhexin, Ephedrin, Dexamethazole (lợn)
    o Tiêu chảy: điện giải bù nước, atropin (lợn)
    o Sốt: Paracetamol (acetaminophen), anagilC, ketoprofen,
    2. Đúng cách: Đưa thuốc vào cơ thể đúng đường sử dụng (cho uống, tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm ven, tiêm phúc mạc). Thông thường trên nhãn mác đã hướng dẫn cụ thể.
    3. Đúng thời điểm: Dùng càng sớm càng tốt
    Về thời gian dùng thuốc, nếu bệnh ghép phải dùng nhiều loại thuốc có thể chia ra như sau:
    Sáng: Thuốc thứ 1
    Trưa: Điện giải
    Chiều: Thuốc thứ 2
    Chiều tối: bổ
    Thuốc chỉ cho uống tối đa 2-3h, thời gian không uống thuốc và buổi tối uống nước trắng.
    4. Đúng lượng: dùng đúng liều khuyến cáo, đối với kháng sinh nên dùng liều từ cao xuống thấp (trừ bệnh thương hàn). Tuy nhiên hiện nay có thể do mầm bệnh đã nhờn thuốc hoặc một số chất lượng nguyên liệu, tá dược chưa tốt nên dùng đúng liều mang lại hiệu quả chưa cao nên cần dùng tăng liều.
    5. Đúng liệu trình: Điều trị bệnh phải dùng đủ liệu trình, thông thường 3-5 ngày thậm chí 01 tuần hoặc hơn. Liệu trình hợp lý là nếu dùng trong 2 ngày mà có hiệu quả thì SD đến khi nào khỏi bệnh và dùng thêm 01 ngày nữa thì dừng, nếu sau 2 ngày không thấy hiệu quả thì nên đổi thuốc khác. Trong trường hợp điều trị kéo dài thì sau khi điều trị 5-7 ngày tuỳ bệnh và thể trạng vật nuôi chúng ta nên dừng thuốc bệnh để “tẩm bổ” khoảng 2 ngày lại điều trị tiếp. Trường hợp bệnh cầu trùng thì dùng theo phác đồ 3-2-3 (điều trị 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi lại điều trị tiếp 3 ngày)
    Bước 3: Bổ trợ
    Bổ trợ giúp vật nuôi nâng cao thể trạng và sức đề kháng, đồng thời giải độc, thông thường có các loại sau:
    - Điện giải có vitamin: Dùng trong mọi trường hợp bệnh đều được. Có tác dụng cân bằng hệ đệm, chống stress. Vitamin có giúp tăng cường chuyển hoá, chống ngộ độc và giải độc, tăng sức đề kháng. Loại này nên dùng buổi trưa.
    - Bổ gan thận dòng Sorbitol: thông thường sẽ có thêm các acid amin và vitamin B12. Loại này có tác dụng lợi mật, tăng khả năng tiêu hoá và một phần chống ngộ độc cho gan. Đây là loại thuốc bổ khá rẻ tiền, dùng trong khi điều trị có tác dụng trung bình.
    - Bổ gan thận dòng thảo dược: Thông thường là chiết xuất ở dạng cao (ít có ở dạng “nano”). Loại này có tác dụng tốt cho gan và cơ thể nhưng phải dùng lâu dài, hiệu quả không cao trong trường hợp bệnh cấp tính.
    - Bổ gan dong acid amin: dạng này có tác dụng tốt, một số acid amin có tác dụng giải độc. Dùng trong cả khi điều trị và lúc bình thường.
    - Giải độc dạng chiết xúât vi sinh vật + hóa dược (có thể có chiết xuất thảo dược dạng nano): dạng này là loại giải độc (cả giải độc gan và giải độc tố mầm bệnh), nâng cao miễn dịch chứ không phải chỉ bổ gan. Đây là loại gần như tốt nhất và đắt nhất, hay SD trong điều trị cấp tính, bệnh nặng (IB thể thận, Gumboro, PRRS, .)
    - Bổ gan dòng acid phosphoric: chủ yếu tăng quá trình tái tạo tế bào gan. Dùng trong trường hợp tế bào gan bị phá vỡ quá nhiều (ký sinh trùng đường máu gia cầm) và nên kết hợp với loại trên.
    - Men tiêu hoá: nên bổ sung hàng ngày, trong lúc điều trị nên dùng loại men tiêu hoá sống chịu kháng sinh sẽ có hiệu quả hơn.
    - Khoáng: trong một số trường hợp đặc biệt nên bổ sung cả khoáng đa lượng và vi lượng (còi cọc, cắn mổ lông, tiêu chảy, .)



    bệnh ở gà và cách điều trị.
    mình đang dự tính nuôi gà và 5 ngày tới nhận 400 con. hic mà chưa bêết nuôi thế nào nữa. lang thang trên mạng thì thấy tài liệu này hay hay, có bổ ích mình box bài lên mà trùng với bài của ai thì ACE thông cảm nha. mong nó giúp các bạn được nhiều.

    Bệnh gà
    Giới thiệu một số bệnh chính ở gà và phác đồ phòng trị bệnh hiệu quả cao, kèm ảnh minh hoạ triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và sản phẩm điều trị. Để xem chi tiết bệnh tích và thông tin sản phẩm, click vào ảnh.


    BỆNH GÀ CÓ TRIỆU CHỨNG HEN
    1. Bệnh hô hấp mãn tính. Triệu chứng: Đây là bệnh truyền nhiễm, còn gọi là bệnh CRD, bệnh hen gà, do Mycoplasma gallicepticum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi, nhiều nhất ở gà thịt 4 - 8 tuần tuổi. Gà bệnh hen khò khè, chảy dịch mũi, giảm ăn, gầy. Gà đẻ giảm sản lượng trứng. Mổ khám thấy trong xoang mũi, khí quản có nhiều dịch nhầy, túi khí đục. Trong trường hợp mãn tính và ghép E.coli, ngoài bệnh tích viêm phổi nặng, còn thấy màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà mà Bà con quen gọi là "E.coli kéo màng" (Xem ảnh trong mục Bệnh E.coli). Đặc biệt, khi bị nhiễm đồng thời với bệnh Niucatxơn bức tranh lâm sàng, bệnh tích và việc điều trị còn phức tạp hơn nhiều.
    Điều trị: Khi gà có triệu chứng và bệnh tích như trên cần đồng thời dùng vacxin khống chế bệnh Niucatxơn và dùng thuốc điều trị bệnh CRD bằng cách gà dưới một tháng tuổi nhỏ lại vacxin Lasota, gà trên một tháng tuổi tiêm ngay vacxin H1. Nếu gà trên một tháng tuổi chưa dùng Lasota lần nào thì trước hết nhỏ Lasota, sau một tuần mới tiêm vacxin H1. Đồng thời dùng thuốc điều trị bệnh CRD liên tục 5 - 7 ngày.
    Cách 1 (Liên tục 5 - 7 ngày):
    - Cho uống một trong các loại kháng sinh sau: CRD-Pharm hoặc Corymax-pharm (1g/1lít nước), D.T.C Vit (2g/1lít nước) hoặc Ery-pharm (5g/lít nước) để diệt vi khuẩn.
    - Cho uống kèm Phartigum B (2g/1lít nước) để giảm đau hạ sốt và Phar-pulmovet (1ml/lít nước) để gà dễ thở.
    Cách 2: - Cho toàn đàn uống 4 ngày kháng khuẩn Pharpoltrrim (10g/6lít nước uống).
    - Phối hợp tiêm bắp kháng sinh Prenacin (1ml/2kgP) hoặc Prenacin II (1ml/4kgP) với thuốc long đờm Phar-pulmovet (1ml/5kgP), 1lần/ngày, nếu cần tiêm nhắc lại sau 24 giờ.
    Cách 3: - Cho uống kháng sinh Phargentylo-F (đặc trị hen gà, khẹc vịt), 5ml/1lít nước hoặc nhỏ trực tiếp 5 giọt/kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn.
    - Cho uống Pharbiozym và Phartigum B, 2g(mỗi loại)/1lít nước để giảm đau, hạ sốt, tăng cường tiêu hoá.
    Cách 4: Tiêm bắp 3 ngày kháng sinh Combi-pharm (1ml/7,5kgP/lần) hoặc Phar-combido (1ml/2,5kgP/lần), 1lần/ngày. Dùng dung dịch sinh lý hoặc nước cất pha loãng để dễ chia liều tiêm.
    Cách 5 (CCRD):
    Nếu gà bệnh bị tiêu chảy nặng hoặc ghép E.coli, biểu hiện khi mổ khám thấy màng ngoài gan và màng bao tim phủ nhiều fibrin (bà con quen gọi là E.coli kéo màng hoặc có khi nhầm cho là màng gan, màng tim phủ mỡ) cần điều trị 2 loại thuốc như sau:
    - Cho uống một trong các loại kháng sinh sau: CRD-Pharm hoặc Corymaxx-pharm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...