Tiểu Luận Phương pháp dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- PHẦN MỞ ĐẦU
    I. CƠ SỞ KHOA HỌC
    1. Cơ sở lí luận.
    Ngày nay khi Tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong trường học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề quan trọng hàng đầu .Chương trình thay sách được áp dụng hàng loạt vấn đề về phương pháp dạy học Tiếng Anh lại nảy sinh. Câu hỏi đặt ra là:
    Làm thế nào để học sinh có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách thành thạo?
    Chúng ta đều biết rằng học Tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ. Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản: Nghe- Nói - Đọc - Viết.Trong đó, kỹ năng đọc giữ vai trò quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Ngay từ năm lớp 6 học sinh đã được làm quen với bài học ngắn dễ hiểu. Khi chương trình được nâng cao kỹ năng đọc càng được yêu cầu khắt khe hơn. Nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy tốt, sẽ không truyền đạt hết nội dung của bài dạy, hơn nữa những bài đọc ở chương trình lớp 8,9 thường dài hơn và nhiều từ mới, nên rất khó cho học sinh khi học và giáo viên khi chuẩn bị bài trước khi dạy.
    Để đáp ứng được yêu cầu thực tế, mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế để đạt kiết quả cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mỗi giáo viên đang đứng lớp phải trăn trở, phải suy nghĩ. Vì vậy cải tiến phương pháp và nội dung dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâm đúng mức. Ngành luôn động viên khuyến khích những giáo viên có những cải tiến mới về phương pháp dạy học và có những đề tài sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực áp dụng thực tế ngay cho việc dạy hoặc là cải tiến về đồ dùng dạy học .v.v.
    2.Cơ sở thực tiễn
    Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức ở trong trường học. Nhưng việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một phần do hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông nhưng mặt quan trọng nữa là do chất lượng dạy học chưa cao, chưa thu hút được sự đam mê học tập của học sinh, điều này càng được thể hiện rõ trong các giờ dạy đọc Tiếng Anh, học sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải đọc các bài văn dài với những dòng chữ dày đặc từ mới. Mặt khác học sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà không đi sâu tìm hiểu nội dung của bài đọc, đặc biệt là các trọng âm lên xuống của bài đọc, kết quả các em không thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi về bài đọc. Chất lượng dạy học vì thế giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu mà mình đã đặt ra.Trong trường hợp này giáo viên cần phải dạy cho các em học sinh kỹ năng đọc phân tích lấy thông tin, từ đó học sinh mới có thể áp dụng làm bài tập nhanh được.
    Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên không thể không kể đến chất lượng dạy học được nâng cao, phương pháp dạy học có đổi mới phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa cũ, kỹ năng đọc được rèn luyện đồng thời với kỹ năng Nghe- Nói và Viết.Từ mới trong mỗi bài đọc thường ít hoặc là những chủ đề quen thuộc học sinh đã biết qua, giáo viên chỉ cần đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời ép buộc, gượng gạo và như vậy chất lượng học tập của các em sẽ không bao giờ cao.
    Sau khi chương trình Tiếng Anh được biên soạn lại, kỹ năng đọc được rèn luyện riêng rẽ, đổi mới phương pháp trong dạy học càng cao, càng bắt buộc phải thực hiện theo. Nhiều đề tài mới lạ được đề cập đến, số lượng từ vựng cũng nhiều lên. Học sinh cảm thấy quá tải, phương pháp cũ không còn phù hợp. Chính vì vậy trong việc này giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Dạy như thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vừa nâng cao chất lượng học tập của các em.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...