Luận Văn Phương pháp dạy khẩu ngữ theo hình thức đào tạo tín chỉ cho sinh viên năm thứ hai khoa nn&amp vh tru

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 0
    1.Lý do chọn đề tài 3
    2.Nhiệm vụ của đề tài 3
    3.Đối tượng nghiên cứu . 4
    4.Phương pháp nghiên cứu 4
    5.Cấu trúc của đề tài 4
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
    1. Khẩu ngữ là gì? . 5
    1.1. Đặc điểm của khẩu ngữ 5
    1.2. Ý nghĩa và tác dụng của việc dạy khẩu ngữ . 6
    1.3. Mục đích và yêu cầu dạy ngoại ngữ . 6
    2.Tính chất và nhiệm vụ của dạy khẩu ngữ 7
    2.1. Yếu tố văn hoá dân tộc trong ngôn ngữ . 7
    2.2.Sự khác nhau giữa ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ sách vở . 9
    2.3. Tính chất và nhiệm vụ của dạy khẩu ngữ . 11
    3.Nguyên tắc dạy khẩu ngữ . 13
    3.1. Nguyên tắc thứ nhất: Dạy khẩu ngữ phải chú ý đến sự chuyển đổi giữa ngôn
    ngữ và lời nói. 13
    3.2 Nguyên tắc thứ hai: Dạy khẩu ngữ phải chú trọng và quán triệt quy tắc hợp
    tác 14
    3.3. Nguyên tắc thứ ba: Dạy khẩu ngữ phải có đầy đủ thời gian để luyện tập . 15
    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DẠY KHẨU NGỮ CHO SINH VIÊN NĂM THỨ
    HAI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG
    NĂM VỪA QUA . 16
    1.Giáo trình sử dụng 16
    2.Một số phương pháp dạy khẩu ngữ đã sử dụng tại Khoa NN&VH Trung Quốc18
    2.1.Giáo viên đọc mẫu . 18
    2.2.Diễn giảng . 19
    2.3.Nêu câu hỏi 19
    2.4.Dạy nói theo bối cảnh 21
    2.5. Dạy nói theo chủ điểm nhất định 23
    2.6. Biểu diễn . 24
    2.7. Thảo luận 24
    2.8. Tranh luận 26
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY KHẨU NGỮ CHO SINH VIÊN NĂM
    THỨ HAI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC THEO HÌNH
    THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ 29
    1. Khái quát về đào tạo theo hình thức tín chỉ 29
    2.Đặc điểm tình hình . 29
    3.Phương pháp dạy khẩu ngữ ở học kỳ I . 30
    3.1.Hiểu nội dung bài khóa . 30
    3.2.Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh 31
    4.Phương pháp dạy khẩu ngữ ở học kỳ II . 32
    4.1.Hiểu nội dung bài khóa . 33
    4.2.Bài tập ứng dụng . 34
    5. Điểm cốt lõi của phương pháp dạy khẩu ngữ là lấy học sinh làm trung tâm 34
    5.1. Thế nào là lấy học sinh làm trung tâm? . 34
    5.2. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh . 34
    5.3. Tác dụng của phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” trong việc dạy
    khẩu ngữ 35
    6. Kiểm tra đánh giá 36
    7.Một số kiến nghị . 41
    KẾT LUẬN 43
    PHỤ LỤC . 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài

    Chúng ta đều biết rằng: dạy ngoại ngữ là quá trình bồi dưỡng và nâng
    cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó dạy nói có nhiệm vụ
    bồi dưỡng năng lực biểu đạt cho học sinh, đó cũng là mục đích và yêu cầu phải
    đạt được của quá trình dạy và học ngoại ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp,
    giao tiếp bằng lời nói là hình thức cơ bản nhất.

    Hiện nay, sự giao tiếp quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển, do đó
    việc dùng ngôn ngữ thứ hai để giao tiếp vô cùng cần thiết. Coi trọng khẩu ngữ,
    nâng cao năng lực biểu đạt khẩu ngữ là một trong những đặc điểm chủ yếu của
    phương pháp dạy khẩu ngữ hiện đại.

    Do đó, ở năm thứ 2, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, nhiệm vụ
    dạy khẩu ngữ, nâng cao năng lực biểu đạt cho học sinh được bộ môn thực hành
    tiếng II tập trung suy nghĩ, đổi mới phương pháp giảng dạy (nhất là theo hình
    thức đào tạo tín chỉ hiện nay), mục đích để nâng cao kỹ năng nói cho sinh viên.
    Đây cũng là mục đích chung của những người làm công tác giảng dạy ngoại
    ngữ.

    2.Nhiệm vụ của đề tài

    Đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu như sau:

    + Đề tài tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến việc giảng dạy khẩu ngữ
    cho sinh viên năm thứ 2.

    + Khảo sát thực trạng dạy và học nói của sinh viên năm thứ 2 của Khoa
    Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc trong những năm vừa qua, chỉ rõ những ưu
    điểm, những hạn chế của giáo trình, của phương pháp dạy nói cũng như yêu
    cầu của phương pháp dạy nói hiện nay.
    Trên cơ sở đó, đưa ra một số phương pháp dạy nói có hiệu quả nhất để
    góp phần nâng cao năng lực biểu đạt cho học sinh.

    3.Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp dạy nói cho học
    sinh năm thứ 2 bao gồm cả phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
    Từ đó nêu ra một số phương pháp có hiệu quả nhất.

    4.Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

    - Phương pháp thống kê: Thống kê các phương pháp giảng dạy đã được
    sử dụng, các nội dung giảng dạy trong giáo trình làm cơ sở để tìm ra phương
    pháp phù hợp.

    - Phương pháp phân tích: Phân tích quan điểm của các nhà nghên cứu về
    phương pháp giảng dạy và các kết quả điều tra có liên quan.

    - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu và các kết quả phân tích
    để rút ra các kết luận cuối cùng.

    5.Cấu trúc của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương:

    - Chương 1: Cơ sở lý luận

    - Chương 2: Tình hình dạy khẩu ngữ cho sinh viên năm thứ 2 của Khoa
    Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc trong những năm vừa qua.

    - Chương 3: Phương pháp dạy khẩu ngữ cho sinh viên năm thứ 2 của
    Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc theo hình thức đào tạo tín chỉ.

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1. Khẩu ngữ là gì?

    Khẩu ngữ là ngôn ngữ thường dùng, là công cụ giao tiếp chủ yếu của
    nhân loại. Trước khi chữ viết ra đời, loài người giao tiếp với nhau bằng khẩu
    ngữ, sau khi chữ viết ra đời, loài người sáng tạo ra ngôn ngữ viết cũng dựa trên
    cơ sở của khẩu ngữ.

    1.1. Đặc điểm của khẩu ngữ

    1.1.1. Biểu đạt khẩu ngữ phải có hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể và đối tượng đã
    xác định.

    Chúng ta biết rằng: Biểu đạt ngôn ngữ viết cũng phải có đối tượng,
    nhưng đối tượng của khẩu ngữ phải xác định và cụ thể hơn. Nội dung, phương
    thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ của khẩu ngữ chịu sự ảnh hưởng rất lớn của hoàn
    cảnh ngôn ngữ và đối tượng giao tiếp.

    1.1.2. Ngữ pháp của khẩu ngữ mang sắc thái đặc thù

    Nếu như văn viết phải chú ý đến sự kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ, thì
    khẩu ngữ thường dùng ngôn ngữ rất tự nhiên để biểu đạt, tốc độ biểu đạt của
    khẩu ngữ rất nhanh, cho nên câu nói thường ngắn gọn, tự nhiên, thành phần rút
    gọn nhiều

    1.1.3. Phương pháp biểu đạt của khẩu ngữ phong phú đa dạng và có sắc thái
    đặc thù riêng.

    Ngữ điệu, ngữ khí trong biểu đạt khẩu ngữ còn mang ý nghĩa biểu hiện
    sắc thái của tình cảm. Người nói có thể dùng ngữ khí khác nhau, ngữ điệu thay
    đổi để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình. Trong biểu đạt khẩu ngữ, người
    nói thường dùng sắc thái của vẻ mặt, động tác, tư thế, sử dụng thán từ người
    ta thường gọi đó là “ngôn ngữ phụ” để nói lên hết sự suy nghĩ và tình cảm của
    mình.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO





    1.崔永华、杨寄洲 《对外汉语教学技巧》,北京语言大学出版社,2006

    年.

    2.张汉民、博惠钓 《教师口语基本巧能训连》,浙江大学出版社,1995

    年.

    3.彭增安、陈光磊 《对外汉语课堂教学概论》,世界图书出版公司,

    2006 年.

    4.刘珣 《汉语作为第二语言教学简论》,北京语言大学出版社,2002 年.

    5.徐子亮 《实用对外汉语教学法》,北京大学出版社,2005 年.

    6.程棠 《对外汉语教学目的原则方法》,华语教学出版社,2000 年.

    7.陈灼 《桥梁》,北京语言大学出版社,1996 年.

    8.李晓琪 《对外汉语口语教学研究》,商务——书馆出版,2006 年.

    9.周小兵、李海鸥 《汉语教学入门》,中山大学出版社,2003 年.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...